Wiki

Nha đam là gì?

Tue, 15 Sep 2015 15:11:16 GMT

Nha đam hay còn gọi là lô hội, long tu (có nơi gọi là lưu hội, long thủ…) là tên gọi các loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội.

Thân cây nha đam chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm… Nha đam không những có chức năng làm đẹp mà còn được sử dụng cho mục đích chữa bệnh.

Phân loại

- Aloe vera (L.) Burm.f., 1768

- Aloe barbadensis Mill., 1768 var. chinensis (Haw.) Berg. Còn gọi là lô hội ta, là loài duy nhất thuộc chi Aloe ở Việt Nam theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ.

- Aloe vulgaris Lam., 1783

Nguồn gốc

Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha đam hay lô hội.

Từ Trung Hoa cây nha đam được di chuyển sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill., 1768).

Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp Việt Nam để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.

Tác dụng có lợi

Tác dụng có hại

Nhựa cây nha đam nguyên là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng khi ăn một lượng lớn nha đam hoặc dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể:

Cách dùng

- Khi ăn nha đam tươi, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc bằng cách gọt vỏ.

- Sau đó rửa sạch dưới vòi nước cho đến khi bớt nhớt, cắt nhỏ, ăn sống, xay nước hoặc nấu chè đều dễ ăn.

- Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ 10-20g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, nên ăn ngay (không để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). Dùng lâu dài với liều lượng thấp thì không có hại.

Có thể tham khảo thêm link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

http://tchdkh.org.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Nấm bào ngư Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò (danh pháp hai phần: Pleurotus ostreatus) là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Nguồn gốc Được trồng lần [?] Nấm đông cô Nấm đông cô là gì? Nấm đông cô (shiitake Mushrooms) là một loại nấm thuộc họ với nấm hương, hình dáng cũng tương tự nấm hương, chỉ khác [?] Nấm đùi gà Nấm đùi gà được mệnh danh là Nữ Hoàng của các loại nấm. Nấm có phần nón hình cầu, thân nhỏ dài giống như đùi gà. Tác [?] Nấm hương Nấm hương (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở Đông Á. Tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu gọi nó theo [?]