Wiki

Rươi là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Rươi thuộc bộ giun đốt, nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ, mỗi năm chỉ xuất hiện ngắn ngủi có vài ngày, thời gian được dân gian đúc kết chính xác là “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”. Có nghĩa là rươi chỉ nổi nhiều, tập trung nhất vào ngày 20 tháng chín và mùng 5 tháng mười âm lịch mỗi năm. Rươi còn được gọi là rồng đất trong dân gian.

Đặc điểm

Thùy trước miệng của họ Rươi mang một cặp các xúc tu được phân biệt thành hai khối, khối ở đầu gần lớn hơn khối ở đầu xa. Các chi bên chủ yếu là chẻ đôi (chỉ có hai cặp đầu tiên là không chẻ). Phần quanh miệng hợp nhất với phần đốt đầu tiên của cơ thể, thông thường với 2 cặp lông gai xúc tu. Đốt thứ nhất của cơ thể với 1-2 cặp lông gai xúc tu không có các chất kitin dạng hình kim. Các tơ cứng phức hợp tồn tại (ít khi suy giảm). Các nhánh mặt lưng của các chi bên là khác biệt, thông thường với các thùy bẹt hơn, Các nhánh mặt bụng hợp thành các dạng hình liềm và/hoặc dạng hình gai (ít khi thiếu các nhánh mặt bụng). Chúng có 2 râu thuộc thùy trước miệng (không có ở chi Micronereis). Hầu (họng) khi lộn ra ngoài, thấy rõ gồm hai phần, với một cặp hàm khỏe trên phần ngoại biên và thường có các răng nón trên một hoặc nhiều khu vực của cả hai phần.

Phần lớn các chi không có các mang (nếu có thì chúng thường phân nhánh và xuất hiện trên các đốt giữa-trước của cơ thể). Cơ thể ấu trùng bao gồm 4 đốt.

Giá trị dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng 100g g mg Kcal
Năng lượng     0.092
Nước 81.9    
Protid 12.4    
lipid 4.4    

Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Cách chọn mua rươi ngon:

Rươi còn tươi ngon là những con lớn, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Kinh nghiệm mua rươi tươi, mới là chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì đa số rươi phía dưới thường bị đè vỡ bụng, có mùi tanh.

Rươi sắp chết là những con nhỏ, gầy, có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy. Chú ý, khi rửa rươi chỉ cần thả rươi vào chậu nước, dùng tay đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng. Rửa chừng ba lần cho sạch bớt bùn, rác.

Sử dụng:

Rươi sạch vớt ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy bùn, chân và lông rươi rụng, nổi lên thì vớt rươi ra và chế biến món ăn.

Rươi đông lạnh, trước khi chế biến, cần chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần, không dùng lò vi sóng hay nước lạnh hoặc nhiệt độ phòng để rã đông rươi. Ngoài ra, việc bảo quản rươi quá lâu trong ngăn đá cũng là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở Việt Nam và một số vùng thuộc nam đảo Thái bình dương như Indonesia, quần đảo Fiji, Samoa, ở Việt Nam rươi có nhiều ở vùng Kinh Môn (Hải Dương), nhiều khu vực sông hồ ở Hải Phòng. Rươi còn là một nguyên liệu để chế biến những món đặc biệt thơm ngon. Rươi có thể làm các món như: chả rươi, mắm rươi, rươi hấp, nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, thậm chí có nơi còn làm canh riêu rươi.

Từ rươi, người ta chế biến ra được khá nhiều món ăn như chả rươi, mắm rươi, rươi nấu riêu, rươi xào củ niễng, kho, hấp…Món nào cũng thơm, ngon miệng và giàu dinh dưỡng.

Lưu ý:

Những người không được ăn rươi:

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

https://vi.wikipedia.org/ho-ruoi

http://news.zing.vn

http://nld.com.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Rạm Rạm hay đam hay rạm đồng (Danh pháp khoa học: Varunidae) là một họ cua bao gồm các loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng lầy [?] Rau Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có thể gộp chung [?] Rau bí Rau bí hay còn gọi là đọt bí, ngọn bí, là một bột phận của cây bí đỏ (bí ngô). Rau bí chỉ dùng phần đọt non của cây bí [?] Rau càng cua Rau càng cua (danh pháp hai phần: Peperomia pellucida) là một loài rau thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, sống trong vòng [?]