Wiki

Thịt ba chỉ là gì?

Fri, 11 Sep 2015 10:43:40 GMT

Thịt ba chỉ còn gọi là thịt ba rọi. Phần thịt này không có xương, nhiều mỡ, cắt ra từ bụng của con heo, tên tiếng anh là Pork belly. Phần thịt này được gọi là ba chỉ vì khi cắt ngang miếng thịt mỡ sẽ thấy được thịt và mỡ xen kẽ 3 lớp với nhau theo thứ tự lớp thịt, lớp mỡ, rồi lớp thịt. Thịt ba chỉ được dùng phổ biến trong ẩm thực Đông Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam các bà nội trợ có thể nhìn là phân biệt được đâu là thịt thủ (phần đầu), thịt vai, sườn, sườn non, thịt mông, thịt đùi, thịt ba rọi, thịt thăn, nạc thăn, chân giò. Còn ở các nước hiện đại nơi mà lợn được mổ trong lò sát sinh và đóng thành từng gói bán ở siêu thị thì các gói phải đề tên loại thịt để người tiêu thụ biết mà mua.

Thịt ngon nhất là phần giữa cổ và vai tức là ở gáy và phần chân giò vì nơi đó nạc và mỡ hòa vào nhau nên ăn không bị khô mà cũng không bị ngấy. Thịt bụng thì nhiều mỡ ăn dễ ngấy. Thịt thăn là thịt nạc nên dễ khô nếu không nấu khéo. Ngoài ra thì thịt ba chỉ (còn được gọi là ba rọi) cũng khúc thịt được ưa chuộng.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (trong 100gr) Gr Kcal
Năng lượng 100 518
Protein 9 36
Chất béo 19 171
Carbohydrate 0 0
Vitamin B-6 5%  

Cách dùng

Thịt ba chỉ thường được ưa chuộng trong các món ăn của các bà nội trợ. Lớp xen kẽ giữa thịt và mỡ giúp cho món thịt không bị khô. Ba chỉ thường được dùng để nấu ăn như rim, nướng, kho, luộc, hầm...

Vài lưu ý khi chọn mua thịt

- Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt heo đã qua kiểm dịch (có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y trên thân thịt, rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siêu thị).

- Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.

- Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, có màu hồng, không có mảng bầm, tím, tụ máu. Ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính.

- Lớp mỡ có màu trắng hoặc vàng tự nhiên, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, hay mùi thuốc kháng sinh.

- Không chọn thịt heo già (heo sề) vì sau khi chế biến món ăn sẽ bị khô hoặc bở. Đặc điểm của loại thịt này là da dày và thô.

- Khi mua cần quan sát kỹ, lựa miếng thịt tươi, không quá bóng, sờ vào ấm, nóng, hơi dính.

- Còn nếu bạn thấy thịt cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi. Khi chế biến thịt heo, tốt nhất là đeo găng tay, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

- Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm... Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Bạn có thể xem thêm thông tin sau để tìm hiểu kỹ hơn về thịt ba chỉ:

/goto/?url=https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Bt_l%E1%BB%A3n

/goto/?url=http://toinayangi.vn/cach-chon-thit-lon-tuoi-ngon/

http://www.cooky.vn/tim-kiem?q=th%E1%BB%8Bt%20ba%20ch%E1%BB%89

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Tắc kè Tắc kè (danh pháp: Gekko gecko) có tên trong y học cổ truyền là cáp giới, là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kè, họ Tắc [?] Tai chua Tai chua hay bứa cọng là một loài cây mộc thuộc Họ Bứa, cận chủng với măng cụt. Đây là một loại cây nhiệt đới cho quả ăn [?] Tai heo Tai heo (lợn) được cấu tạo bởi mô sụn, bọc bên ngoài là lớp da. Sử dụng Tai heo ăn rất giòn và không ngán, có thể chế biến nhiều món ăn đơn [?] Tai heo chay Tai heo chay được cắt lát mỏng sẵn, trông giống như tai heo thật nhưng làm từ tinh bột khoai sọ, nước, Sodium carbonate, Beta-carotene, ... Sử dụng Xé bao ra, trút [?]