Wiki

Thịt chân giò heo là gì?

Thu, 10 Sep 2015 11:10:15 GMT

Chân giò hay giò heo/giò lợn hay gọi đơn giản là giò hay giò hầm là một món ăn thông dụng được chế biến từ nguyên liệu là giò của heo bằng phương pháp hầm. Phần giò này được lấy từ cổ chân trong đó có khớp giữa xương chày/xương mác đến móng chân được gắn liền với phần chân của con heo. Thịt chân giò được coi là phần thịt ngon nhất của con lợn. Thịt nạc mềm, không khô, phần mỡ ăn không bị ngấy nên rất được ưa chuộng.

100g chân giò lợn có chứa khoảng  
Chất đạm 17,7g
Chất béo 12,9g
Photpho 288 mg
Fe 2,5 mg
Vitamin B1 0,53 mg
Vitamin B2 0,22 mg
Vitamin B3 5,2 mg

Phân loại

Giò heo thường chia thành nhiều loại nhỏ gồm:

+ Giò móng là phần chân giò gắn với móng heo, phần móng này thường ít thịt, nhiều da nhưng thịt sệt.

+ Giò gân là phần giò nối tiếp móng giò, phần thịt này có chứa nhiều gân và da.

+ Giò khoanh là phần trên ở giữa đến mé trên của chân giò heo và thường chia thành nhiều khoanh, phần giò này có nhiều da.

+ Giò nạc là phần giò ở trên cùng sát với bắp và bả vai thịt heo, nơi tập trung nhiều nạc nhất.

Cách sử dụng

Việc hầm giò heo thường phải công phu và mất thời gian để có thể ninh nhừ nguyên liệu này cho chín mềm đều từ trong ra ngoài. Ngoài món chân giò hầm là phổ biến thì chân giò còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon như: Giò heo chua ngọt, là một món ăn nguội, để ăn dần trong 15 ngày không hư, dùng như một món ăn khai vị hay món nhậu cho vui miệng những ngày xuân. 

Giò heo chiên muối có độ giòn rụm của da, béo ngậy của mỡ, mặn mòi của thịt nạc. Hương vị quyện vào nhau, tùy theo mỗi nơi người ta có cách làm món giò heo chiên muối khác nhau. Có nơi dùng đùi heo (loại vừa, đã rút xương, không quá lớn). Bắp giò heo chiên giòn, giò heo kho cay. Giò heo thui (nướng vàng). Chân giò bó thỏ. Chân giò nấu măng (một trong những món ăn trong mâm cỗ cúng gia tiên). Cân giò nấu giả cầy. Chân giò lợn chiên nước mắm....

Tách dụng

Chân giò (trư đề) vị ngọt, mặn, tính bình, vào kinh vị. Có tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo. Dùng cho các trường hợp huyết hư, suy nhược, sản phụ ít sữa, mụn nhọt lở ngứa. Dùng 1 hoặc 2 chân lợn dưới dạng nấu, hầm.

Lưu ý khi dùng

Lưu ý: Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tránh dùng nhiều (đặc biệt là thịt lẫn mỡ), dễ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến xơ mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, béo phì (tạng đàm thấp).

Bạn có thể xem thêm các thông tin sau để tìm hiểu chi tiết về chân giò heo:

https://vi.wikipedia.org/wiki/

http://giaoduc.net.vn/

http://www.tinmoi.vn/

http://ngoisao.net/

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Tắc kè Tắc kè (danh pháp: Gekko gecko) có tên trong y học cổ truyền là cáp giới, là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kè, họ [?] Tai chua Tai chua hay bứa cọng là một loài cây mộc thuộc Họ Bứa, cận chủng với măng cụt. Đây là một loại cây nhiệt đới cho quả ăn [?] Tai heo Tai heo (lợn) được cấu tạo bởi mô sụn, bọc bên ngoài là lớp da. Sử dụng Tai heo ăn rất giòn và không ngán, có thể chế biến nhiều món ăn đơn [?] Tai heo chay Tai heo chay được cắt lát mỏng sẵn, trông giống như tai heo thật nhưng làm từ tinh bột khoai sọ, nước, Sodium carbonate, Beta-carotene, ... Sử dụng Xé bao ra, trút [?]