Wiki

Thịt dê là gì?

Fri, 11 Sep 2015 08:48:32 GMT

Thịt dê là loại thịt thực phẩm từ loài dê nuôi lấy thịt. Dê núi bắt về được đuổi và đánh cho thoát mùi hôi sau đó làm cạo lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem chế biến thành các món ăn.

Đây là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và phổ biến ở một số đất nước như Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ và một số vùng ở Việt Nam (với món đặc sản là Dê Núi Ninh Bình).

Tác dụng

Thịt dê được cho là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có công dụng trong việc tăng cường khả năng sinh lý.

Thịt dê có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt, rất thích hợp ăn trong mùa lạnh. Nhìn chung, thịt dê có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích trong chữa trị bệnh lao, viêm phế quản, hen suyễn. Theo đông y, thịt dê là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp chữa được nhiều chứng bệnh..

Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu. Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở. Thịt dê còn có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, làm tăng các enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú nên thịt dê có ích trong việc chữa trị một số các bệnh làm suy giảm sinh lực của cơ thể như: lao, viêm phế quản, hen suyễn....

Thịt dê bổ cho khả năng sinh lý, do dê đực là con vật có khả năng giao phối nhiều lần trong ngày, thế nên dân gian quan niệm dê là loại thức ăn tăng cường sức khoẻ; đặc biệt là khả năng tình dục.

Tác dụng phụ

- Một số người bị rối loạn chuyển hoá lipit khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.

- Ngoài ra có một số khuyến cáo khác khi sử dụng thịt dê như thịt dê khi ăn cần phải chú ý đến tình trạng cơ thể nếu không sẽ gây tác dụng ngược, cụ thể là:

- Một số bệnh kỵ thịt dê như chứng lỡ mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài.

- Không nên ăn cùng với giấm

- Kỵ ăn cùng với dưa hấu

- Kỵ uống trà sau khi ăn thịt dê vì dễ gây ra táo bón

- Không nên ăn cùng với bí đỏ do hai loại này đều có tính nóng, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương...

Cách dùng

Thịt dê thường sau khi lấy thịt (để cả da) đem chế biến thành rất nhiều món ăn. 

Thịt dê được chế biến các món như: Dê tái chanh, Lâu dê, Dê hấp, dê bóp thính, Dê hấp lá tía tô, Dê nướng, Dê xào sa tế, Dê xào lăn, Dê nhúng mẻ,...

Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc: Dái dê (ngọc dương) và thận dê có tính bổ dương.

Cao dê chữa bệnh đau lưng, tiết dê pha rượu trắng giúp bổ huyết, chữa đau đầu, choáng váng.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hoặc nghiên cứu bên dưới để có thể rõ thông tin hơn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/

http://dulich.vnexpress.net/

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Tắc kè Tắc kè (danh pháp: Gekko gecko) có tên trong y học cổ truyền là cáp giới, là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kè, [?] Tai chua Tai chua hay bứa cọng là một loài cây mộc thuộc Họ Bứa, cận chủng với măng cụt. Đây là một loại cây nhiệt đới cho quả ăn [?] Tai heo Tai heo (lợn) được cấu tạo bởi mô sụn, bọc bên ngoài là lớp da. Sử dụng Tai heo ăn rất giòn và không ngán, có thể chế biến nhiều món ăn đơn [?] Tai heo chay Tai heo chay được cắt lát mỏng sẵn, trông giống như tai heo thật nhưng làm từ tinh bột khoai sọ, nước, Sodium carbonate, Beta-carotene, ... Sử dụng Xé bao ra, trút [?]