Wiki

Thỏ ty tử là gì?

Mon, 21 Sep 2015 17:39:32 GMT

Thỏ ty tử là hạt phơi hay sấy khô của Cây tơ hồng (một loại dây cuốn ký sinh trên các cây khác) Tên khoa học là Cuscutasinesis, Lamk, họ bìm bìm. Cây có thân hình sợi màu vàng hay nâu nhạt, không có lá, lá biến thành vảy, có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, dân gian thường gọi là dây tơ hồng. Hoa hình cầu, màu trắng nhạt, không có cuống, quả hình trứng, có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, dài 2mm.

Nguồn gốc

Ở Việt Nam tơ hồng mọc khá phổ biến, có ở khắp mọi nơi thuộc vùng đồng bằng, trung du, thường ký sinh trên cây cúc tần Pluchea indica, họ Cúc Asteraceaee.

Tên gọi khác

Trong vị thuốc nam và thước bắc còn gọi Thỏ ty tử là: Thỏ ty thực, Thổ ty tử, Thỏ lư, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Xích cương, Thổ khâu, Ngọc nữ, Đường mông, Hỏa diệm thảo, Dã hồ ty, Ô ma, Kim cô, Hồ ty, Lão thúc phu, Nghinh dương tử, Kim tuyến thảo, Kim tiền thảo, Thiện bích thảo, Hoàng ty tử, Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử.

Tác dụng

+ Theo Đông y, Thỏ ty tử có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, quy vào ba kinh can, thận, tỳ.

+ Thỏ ty tử tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ, cường cân, kiện cốt, dưỡng cơ, minh mục.

+ Chủ trị các chứng thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, các trường hợp đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi.

+ Thỏ ty tử bổ can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu phù, chữa phụ nữ đẻ non với tính chất thường xuyên.

+ Tăng công năng miễn dịch

+ Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

 Bổ bất túc, ích khí, uống lâu ngày sẽ sáng mắt, tăng tuổi thọ

Dây Tơ hồng còn được dùng trị bệnh về phổi như ho hen, viêm phổi, táo bón do mất trương lực hoặc do thiếu mật, trướng bụng; dùng ngoài rửa mụn nhọt, xạm da mặt. Để bổ thận khí tráng dương đạo, trợ tinh thần, giảm đau lưng, hen suyễn, mỏi gối...

Xét trong các thứ hạt, không có loại nào có chất nhựa tốt như Thỏ ty tử, vì khí nấu chín, hơi thơm man mác, đượm nhiều tính chất nhuận mầu. Khi sống, nó khô cứng lạ thường, khi nấu chín lại không trơn chảy nên nó thường bổ, giữ được tinh tủy, lại giúp tiêu hóa, vì vậy, ăn Thỏ ty tử lâu dài làm cho cơ thể mập mạp, khỏe mạnh. Nhưng tác dụng của nó chậm, uống lâu ngày mới có kết quả.

Cách sử dụng

Ngoài làm thuốc thỏ ty tử còn được dùng làm nguyên liệu trong một số các món ăn như: Thịt thỏ nấu tam tử, Chim sẻ nấu thỏ ty tử, Linh chi song pín, ngân rượu....

Tham khảo từ:

http://caythuoc.org/

http://thanhoattinh.vn/

 

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Tắc kè Tắc kè (danh pháp: Gekko gecko) có tên trong y học cổ truyền là cáp giới, là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kè, họ Tắc [?] Tai chua Tai chua hay bứa cọng là một loài cây mộc thuộc Họ Bứa, cận chủng với măng cụt. Đây là một loại cây nhiệt đới cho quả ăn [?] Tai heo Tai heo (lợn) được cấu tạo bởi mô sụn, bọc bên ngoài là lớp da. Sử dụng Tai heo ăn rất giòn và không ngán, có thể chế biến nhiều món ăn đơn [?] Tai heo chay Tai heo chay được cắt lát mỏng sẵn, trông giống như tai heo thật nhưng làm từ tinh bột khoai sọ, nước, Sodium carbonate, Beta-carotene, ... Sử dụng Xé bao ra, trút [?]