Blog

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa

bởi Gấu Nâu
Mon, 04 Jan 2016 15:02:00 GMT

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng của người Việt. Mâm cúng là để bày tỏ lòng thành với thần linh và tổ tiên, và cầu xin một năm mới tốt đẹp.

Cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng của người Việt. Mâm cúng là để bày tỏ lòng thành với thần linh và tổ tiên, và cầu xin một năm mới tốt đẹp.

Dù cuộc sống hối hả đến đâu, người Việt cũng nhớ chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo cho thời khắc quan trọng này. Tuy cũng có nhiều thay đổi tùy theo vùng miền, điều kiện mỗi gia đình, nhưng mâm cúng phải được chuẩn bị sao cho đúng với ý nghĩa của nó.

1. Sắp dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, nhang là tinh tú. Hai bát nhang để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc nhang trầm dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát nhang.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và nhang là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát nhang để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

2. Cúng giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, trái cây, rượu nước và vàng mã. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

3. Cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

Cỗ mặn: tùy theo sự chuẩn bị của từng gia đình, nhưng thường gồm những món sau:

Đồ nếp truyền thống:

Các loại giò:

Các món nộm, salad, dưa:

Món nguội:

Món chiên, rán:

Món hầm:

Món nước:

Cỗ ngọt và chay: nhang, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Thực tế, ngoài ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ, cúng giao thừa còn là dịp để gia đình được quây quần. Chúc bạn có một mùa Tết đoàn viên thật đầm ấm và nhiều điều tốt lành.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mâm cơm Tết cổ truyền miền Nam Tất tần tật về mâm cơm tết miền Nam mình đã tổng hợp lại cho mọi người đây. Ý nghĩa, những món ăn của mâm cơm ngày Tết miền Nam chắc chắn sẽ giúp bạn ít nhiều đó. 3 Cách bày mâm ngũ quả vừa nhanh vừa đẹp Mâm ngũ quả là một phần quan trọng làm nên nét đặc sắc của Tết cổ truyền. Cooky sẽ bày mẹo hay cho ngày Tết, cách trưng mâm ngũ quả đẹp cho bạn tham khảo nhé Chuyên đề Tết: Mâm cúng táo quân gồm những gì? 23 tháng chạp, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cúng Táo Quân sao cho đầy đủ nhất. Vậy cúng Tết Táo Quân nên có gì? và cách bày cúng đúng nhất thì chị em tham khảo nhé.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác