Blog

Bột Làm Bánh: Cách Chọn Và Phân Biệt Các Loại Bột Làm Bánh Cần Nắm Rõ

bởi Min Min
Wed, 06 Apr 2016 17:25:00 GMT

Muốn làm bánh ngon, bên cạnh việc khéo tay, tỉ mẩn của chị em thì cũng cần biết cách chọn và phân biệt các loại bột làm bánh. Nếu chọn sai bột làm bánh, không những món bánh của bạn không được ngon, mất đi cái đặc trưng của nó mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì kết hợp sai nguyên liệu.

Muốn làm bánh ngon, bên cạnh việc khéo tay, tỉ mẩn của chị em thì cũng cần biết cách chọn và phân biệt các loại bột làm bánh. Nếu chọn sai bột làm bánh, không những món bánh của bạn không được ngon, mất đi cái đặc trưng của nó mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì kết hợp sai nguyên liệu.

Chị em nội trợ hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm chọn và phân biệt các loại bột làm bánh để bất kể khi nào cũng có thể chiêu đãi gia đình bằng những món bánh homemade thơm ngon nhé!

1. Bột Cake flour

Đây là loại bột làm bánh được chiết xuất từ nhũ lúa mì (là phần mềm nhất của hạt lúa mì). Loại bột này được dùng nhiều để làm các loại  bánh cookie, bánh ngọt và nhiều loại bánh nướng dạng mềm khác.

nhận biết các loại bột làm bánh

Bột cake flour có màu trắng, rất nhẹ và mịn.  Do vậy chúng còn được sử dụng để làm bánh gato, bánh bông xốp, bánh quy...

2. Bột mì thường/bột mì đa dụng

Loại bột này được các chị em sử dụng thường xuyên trong gia đình. Vì "làm gì cũng được" nên loại bột mì này được gọi là đa dụng. Hàm lượng protein trong bột mì đa dụng dao động khoảng 10.5 – 11.5%. Bột mì dạng thường được dùng nhiều để làm bánh bao, bánh quy, hay các loại bánh không quá mềm.

nhận biết các loại bột làm bánh

3. Bột gạo tẻ

Khác với bột nếp, bột gạo tẻ (hay còn gọi là bột gạo) được xay từ gạo tẻ (loại gạo để nấu cơm). Nếu bạn muốn nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, bánh giò... thì hãy dùng loại bột làm bánh này vì nó giúp bánh có độ mềm mịn, không bị khô.

nhận biết các loại bột làm bánh

4. Bột bánh mì

Trong số các loại bột làm bánh, thì bột bánh mì có hàm lượng gluten nhiều nhất với khoảng 14g/1 cup bột. Loại bột này được làm từ các hạt lúa mì cứng, có công dụng giúp bánh nở, giữ được hình dáng, cấu trúc của loại bánh mà bạn định làm.

nhận biết các loại bột làm bánh

>> Xem thêm: Cách làm bánh mì nướng

 5. Bột nếp - loại bột làm bánh quen thuộc trong ngày 3/3

Bột gạo nếp hay còn gọi tắt là bột nếp được xay từ gạo nếp (loại gạo để nấu xôi). Bột có màu trắng, khá mịn, không có độ nở. Là loại bột làm bánh quen thuộc để làm bánh trôi bánh chay, chè trôi nước, bánh rán...

nhận biết các loại bột làm bánh

6. Bột sắn dây

Là loại bột làm bánh được xay, nghiền, lọc từ củ sắn dây. Bên cạnh tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, có thể uống sống, bột sắn dây còn được dùng để làm bánh (bánh Kuzumochi của Nhật). Đây là loại bột có hình dạng cục, ở thể rắn, được dùng để nấu chè (tạo độ sánh, ngậy cho chè) hoặc khuấy chín với đường để ăn.

nhận biết các loại bột làm bánh

7. Bột làm bánh dạng bột mì nguyên cám

Loại bột này có màu sẫm, không mịn như các loại bột nếp hoặc cake flour. Thường được dùng để làm bánh mì đen, bánh mì sanwitch.

nhận biết các loại bột làm bánh

>> Xem thêm: Bánh mì đen nguyên cám

Muốn bánh có độ dẻo, dai và ngon nhất, khi làm bánh bằng bột mỳ nguyên cám, bạn nên trộn với một chút bread flour (loại bột mì có hàm lượng protein cao).

8. Bột đao/bột năng

Không còn xa lạ với các gia đình người Việt, bột năng vừa là loại bột làm bánh vừa dùng để nấu chè, vừa là nguyên liệu chính trong món chân trâu quen thuộc. Bột năng hay còn gọi là bột đao được làm từ củ khoai mì, có công dụng tạo độ sánh, tăng độ dai, dính cho món ăn. Các loại bánh được làm từ loại bột này là: bánh củ năng, bánh tôm, bánh bộc lọc...

nhận biết các loại bột làm bánh

9. Tinh bột bắp (ngô)

Đây cũng là một trong những loại bột làm bánh bổ trợ, được thêm vào các công thức làm bánh theo một tỉ lệ nhất định.

nhận biết các loại bột làm bánh

Tinh bột ngô có màu vàng nhạt, thường được thêm vào để giúp bánh mềm, mịn hơn.

10. Bột khoai tây

Được chiết xuất từ những củ khoai tây, bột khoai tây được cho vào quá trình làm bánh giúp tạo độ nhẹ cho bánh. Một vài loại bánh được làm từ bột khoai tây phải kể đến như bánh rán vừng, bánh mochi Nhật.

nhận biết các loại bột làm bánh

Loại bột làm bánh từ khoai tây cũng được sử dụng nhiều trong quá trình làm bánh mochi, bánh rán vừng...

Kiến thức bỏ túi

- Cách bảo quản bột: bột làm bánh cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, đựng trong lọ/hộp kín. Nếu bảo quản tốt thì các loại bột có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.

- Nếu muốn bột mịn và thoáng khí, nên lọc qua rây.

- Nếu bạn là một tay "không chuyên" về làm bánh, khi lấy bột hãy dùng cup hoặc tablespoon, còn nếu đã làm quen rồi thì bạn có thể dùng cân để đo lượng bột.

Chọn đúng bột làm bánh sẽ giúp món bánh homemade của bạn đạt thành phẩm đúng theo yêu cầu đấy nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Bánh bột lọc xứ Huế Nói tới văn hóa ẩm thực Huế, mọi người thường nghĩ ngay đến nhiều đặc sản ẩm thực cung đình Huế. Cách Phân Biệt Bột Nở Muối Nở Và Men Làm Bánh Bạn Cần Phải Biết Rõ Bột nở (baking powder) muối nở (baking soda), bột nở và muối nở khác nhau như thế nào, rồi khi nào dùng muối nở khi nào dùng bột nở là làm bánh không thể bỏ qua Biến tấu với món bánh mì sandwich ngọt Dùng máy đánh trứng trộn bột ở tốc độ Thấp hoặc nhồi bằng tay trong 10 phút, để bột nghỉ trong 5 phút cho ngấm nước.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác