Blog

Cách Phân Biệt Và Ứng Dụng Các Loại Đường Dùng Trong Làm Bánh

bởi Xu Xu
Mon, 09 Jan 2017 17:53:00 GMT

Đường vốn là nguyên liệu quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Không những đường dùng trong ăn uống mà là nguyên liệu không thể thiếu trong làm bánh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng 1 loại đường để làm tất cả các loại bánh, nó sẽ làm mất đi nét đặc trưng cũng như mùi vị của bánh. Dưới đây là cách phân biệt và ứng dụng đường trong làm bánh, các bạn tham khảo nhé!

Đường vốn là nguyên liệu quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Không những đường dùng trong ăn uống mà là nguyên liệu không thể thiếu trong làm bánh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng 1 loại đường để làm tất cả các loại bánh, nó sẽ làm mất đi nét đặc trưng cũng như mùi vị của bánh. Dưới đây là cách nhận biết và ứng dụng đường trong làm bánh, các bạn tham khảo nhé!

Như chúng ta đã biết, về cơ bản đường trong làm bánh được chia làm 4 loại: Đường kính, đường bột, đường nâu, đường dưới dạng siro. Cùng tìm hiểu cụ thể từng loại nhé!

Quy tắc chung: Trong các công thức làm bánh, nếu không quy định cụ thể phải dùng loại đường nào, thì có nghĩa đó là đường kính (đường cát trắng). Các loại đường nói chung, nên được trữ ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa nhiệt và độ ẩm.

1. Đường kính/Đường cát trắng (Granulated sugar)

Đường kính/đường cát trắng là loại thông dụng nhất, được dùng phổ biến, bạn có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng nào. Đường kính cũng có 2 loại: Ultrafine sugar và Sanding sugar (coarse sugar).

Ultrafine sugar

Là loại đường có những hạt nhỏ, mịn.

Ứng dụng: Loại đường này thường được dùng cho các loại bánh bông xốp và cookies, những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao.

Sanding sugar (coarse sugar)

Là loại đường có hạt to hơn, có thể có nhiều màu khác nhau.

Ứng dụng: Đường này chủ yếu dùng để trang trí trên bánh, rắc lên mặt bánh cookies và các loại bánh khác.

2. Đường bột (Confectioner’s/Powder/Icing sugar)

Đường bột có màu trắng sáng thường rất mịn nên dễ dàng hòa trộn, tạo lớp phủ mịn màng. Đường bột tan nhanh hơn đường kính thông thường. Có thể xay bằng cối xay khô của máy sinh tố.

Ứng dụng: Đường bột là thành phần quan trọng góp mặt trong các công thức bánh quy, gato hay đường phủ trang trí cookies, hay fondant, công thức Meringues, các loại kem phủ bánh…

3. Đường nâu (Brown sugar)

Đường nâu còn được gọi là đường thô, đường vàng. Đây là loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng. Loại đường này có độ ngọt sắc và đậm mùi mía. Đường nâu là loại đường không tinh chế hoàn toàn. Có 2 loại là đường nâu đậm (dark brown sugar) và đường nâu nhạt (light brown sugar).

Ứng dụng: Đường nâu làm đậm đà thêm hương vị cho các loại thức uống, món ăn mặn, món tráng miệng, chè và đặc biệt là các loại bánh Âu. Đây là loại đường mà người Nhật sử dụng chính trong nấu ăn, người phương Tây sử dụng để làm bánh, đường nâu sẽ giúp tăng mùi vị thơm ngon và thêm một chút độ ẩm vào bánh...tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Do điều kiện bảo quản hoặc tùy loại đường có độ ẩm cao hay thấp mà đường nâu có thể khô hay ẩm. Vì vậy khi đong loại đường này, bạn nên nén chặt đường rồi lấy đủ đến vạch yêu cầu trên cup nhé!

4. Các loại siro (Syrups)

Siro là một dạng đường lỏng, được bào chế với thành phẩm chủ yếu là đường, nước và các phụ gia như chocolate, dâu tây... để tạo hương vị riêng cho từng loại siro. Dưới đây là một số loại siro thường dùng trong làm bánh:

Mật mía (Molasses):

Là sản phẩm còn lại sau khi tất cả đường đã được chiết xuất ra khỏi cây mía. Màu của mật mía càng đậm thì mùi vị càng sâu và đậm, thành phần ít đường hơn.

Tác dụng: Mật mía có tác dụng giữ ẩm cho bánh , giữ bánh “tươi” lâu hơn, tuy nhiên, loại bánh quy có mật mía trong thành phần nguyên liệu cũng nhanh bị mềm hơn.

Siro bắp (Corn syrup):

Là một loại siro thực phẩm được chế biến từ tinh bột bắp.

Tác dụng: Tạo độ sánh cho thực phẩm, cũng như giữ độ ấm và độ mềm cho bánh.

Mật ong (Honey):

Là loại đường lỏng tự nhiên, được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa.

Tác dụng: Đối với làm bánh, mật ong có tác dụng giữ ẩm cho bánh và tạo mùi thơm đặc biệt.

Mạch nha (Malt syrup):

Mạch nha là một sản phẩm làm từ mầm của ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, đại mạch, yến mạch…) được cho nảy mầm trong điều kiện kiểm soát chứ không giống cách nảy mầm tự do ngoài thiên nhiên và được sấy khô khi đạt được độ mầm nhất định.

Tác dụng: Được sử dụng nhiều khi làm các loại bánh mì có men.

Qua bài viết này bạn sẽ biết cách phân biệt và sử dụng từng loại đường trong làm bánh!

Có thể bạn quan tâm:

Xu Xu

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

10 Dụng Cụ Làm Bánh Cơ Bản Nhất Mà Bạn Nên Có Lò nướng là một trong những dụng cụ khiến các thợ làm bánh nhà ta phải chi nhiều tiền nhất. Tất nhiên, vẫn có những loại bánh không cần lò nướng. Nghìn lẻ một cách làm sạch dụng cụ làm bánh Với những dụng cụ bánh đã qua nhiều lần sử dụng mà vẫn không có cách nào có thể làm sạch. Bạn sẽ loại bỏ chúng hay tìm ra phương pháp cứu chữa đây. [Toàn quốc] Các địa chỉ và cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trên toàn quốc HCM, Hà nội, Đà nẵng, Cần thơ - các địa chỉ và cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, làm kem giá tốt trên toàn quốc

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác