Blog

Hướng dẫn cách sử dụng dầu thực vật để luôn đảm bảo sức khỏe

bởi Kim Tuyến Malie
Fri, 26 Jan 2018 10:33:00 GMT

Dầu oliu, dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gạo... đã không còn xa lạ đối với những bà nội trợ. Mỗi loại dầu có một lợi ích riêng nhưng nếu cách sử dụng dầu thực vật không đúng lại mang đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Dầu oliu, dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gạo... đã không còn xa lạ đối với những bà nội trợ. Mỗi loại dầu có một lợi ích riêng nhưng nếu cách sử dụng dầu thực vật không đúng lại mang đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

1. Sử dụng dầu dừa không đúng cách gây xơ vữa động mạch

Dầu dừa - một loại dầu thiên nhiên nổi tiếng với khả năng dưỡng da, dưỡng tóc và tốt cho tim mạch, mang lại mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng dầu dừa không đúng cách, sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Nhiều thông tin cho rằng ăn dầu dừa giúp giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế, dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Nếu bạn ăn quá nhiều dầu dừa làm dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy, tổ chức Y tế Thế giới WHO cùng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) , Anh, Canada đều khuyến cáo chúng ta không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

2. Sử dụng dầu đậu nành lâu ở nhiệt độ cao gây biến đổi chất

Dầu đậu nành là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, chống lão hóa và đặc biệt tốt cho hệ tim mạch.


Thành phần trong dầu đậu nành chứa tới hơn 80% acid béo không bão hòa, giàu omega-3, omega-9 và không có cholesterol, đây là loại dầu đáp ứng được yêu cầu về dự phòng các bệnh tim mạch.

Dầu đậu nành có hạn chế là bốc khói cao. Chúng ta nên hạn chế sử dụng dầu đậu nành trong các món cần chiên xào quá lâu, hoặc để dầu quá nóng, tránh việc dầu bị biến đổi do nhiệt làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe.

3. Sử dụng dầu oliu trên 182 độ C làm hư hỏng dầu

Dầu oliu còn có khả năng hạn chế sự phát triển của các khối u gây ung thư ruột và ung thư vú, phục hồi lại làn da xấu... Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi người chỉ nên dùng 2 thìa cà phê, tương đương khoảng 23g dầu oliu mỗi ngày.

Thật ra, dầu ô liu hoạt động tốt nhất khi không qua sơ chế, ví dụ như trộn các món salad. Khi chiên rán không nên sử dụng dầu ô liu vì nó dễ biến chất do khả năng chịu nhiệt kém (182°C). Nên lưu ý, loại dầu này rất dễ bị hỏng, bạn nên để dầu ô liu trong tủ lạnh hoặc trong tối.

4. Sử dụng dầu hướng dương dưới 225 độ C tránh làm biến đổi chất

Hàm lượng vitamin E có trong dầu hạt hướng dương cao nhất trong các oại dầu thực vật. Chúng giúp trung hòa các gốc tự do gây ung thư, gây tổn hại đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện sức khỏe của da và tái tạo tế bào,chống lại tổn thương từ ánh nắng mặt trời.

Bạn chỉ nên dùng dầu hướng dương vào các món trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt cá... hoặc chiên hay xào nhưng phải nhanh ở nhiệt độ dưới 225 °C để tránh làm biến đổi chất trong dầu gây hại.

5. Sử dụng dầu mè dưới 180 độ C phòng ngừa biến đổi chất và không dùng thường xuyên.

Dầu mè thường được dùng để làm thơm các món ăn.Dầu mè có tác dụng giúp giảm cholesterol giúp người có rối loạn lo âu, thần kinh và xương.

Tuy nhiên, dầu mè cũng chứa rất nhiều chất cholesterol, không nên sử dụng nhiều sẽ gây béo phì. Đặc biệt, hãy chiều xào thật nhanh để duy trì nhiệt độ dưới 180 độ C để phòng ngừa sự biến đổi chất trong dầu thành chất gây hại nhé!

6. Sử dụng dầu gất sai cách gây vàng da và ngộ độc vitamin A

Dầu gấc là một thực phẩm vàng rất tốt cho sức khỏe vì chưa nhiều vitamin A. Tuy nhiên, cần phải có sự chừng mực trong liều lượng sử dụng. Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 1 đến 2 ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng dầu gấc chung cà rốt, bí đỏ, đu đủ... trong cùng 1 ngày hay liên tục trong 1 thời gian nếu không sẽ bị vàng da.

Ngoài ra, bạn không nên dùng dầu gấc để rán. Bởi vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene chứa trong gấc. Giải pháp hữu hiệu nhất dành cho bạn là trộn dầu gấc vào thức ăn đã nấu chín.

Tóm lại, mỗi loại dầu ăn thực vật có nguồn gốc tự nhiên đều có những lợi ích và cách sử dụng riêng. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiều, trang bị cho mình một kiến thức cơ bản để tận dụng hiệu quả lợi ích của dầu ăn thực vật và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy tham khảo cách làm dầu dừa và dầu gấc vệ sinh ngay tại nhà nhé!


Hướng dẫn cách tự làm dầu dừa an toàn tại nhà


Cách làm dầu gấc vừa đẹp vừa tốt cho sức khỏe ngay tại nhà  bạn

Chúc các bạn thành công nhé!


 

 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những loại dầu ăn tốt nhất cho người bị tiểu đường Chế độ ăn là điều đáng lưu tâm nhất đối với người bị tiểu đường. Dưới đây là những loại dầu ăn mà người tiểu đường nên chọn dùng để giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Mẹo nhận biết dầu ăn thật hay giả chỉ bằng mắt thường Nếu là dầu ăn thật, chất lượng tốt sẽ có màu vàng sẫm, chất lượng bình thường có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, màu sắc cũng tùy thuộc vào nguyên liệu của dầu ăn đó. 5 cách nấu cá không cần sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe Cùng tham khảo cách chế biến các món cá mà không cần sử dụng tới dầu ăn vừa an toàn vừa ngon, đơn giản men nên biết!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác