Blog

Khỏe hơn với 16 bài thuốc trị bệnh cực hay từ hồng

bởi Kim Tuyến Malie
Thu, 26 Oct 2017 09:22:00 GMT

Không những là một loại trái cây quen thuộc vừa ngọt vừa giòn vừa mềm mại, hồng còn có tác dụng rất tốt đối việc cải thiện các chứng bệnh thường thấy như huyết áp, tiểu đường, tiểu đêm, trĩ. Hiện vẫn đang vào mùa hồng chín, hãy tìm hiểu công dụng tuyệt vời của hồng và áp dụng ngay nhé!

Hằng năm cứ đến khoảng tháng 8 đến tháng 11, ở hầu hết các chợ hay đều bày bán rất nhiều hồng. Những quả hồng căng tròn, chín mọng với màu sắc vô cùng bắt mắt được bán tầm 20.000 đến 30.000 ngàn đồng/ 1 ký. Với những người chuộng loại trái cây này sẽ cảm thấy nó thật ngọt, thật thanh, màu sắc thật tuyệt vời. Nhưng ít ai biết bên cạnh là một loại trái cây lý tưởng, hồng còn được dùng như một loại thuốc chữa bệnh về huyết áp, tiêu chảy, tiểu đường... vô cùng hiệu quả. Cùng nhau săm soi thật kỹ về loại trái cây này nhé!

Hồng ở nước ta được trồng nhiều tại Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Đà Lạt, cho trái vào khoảng cuối năm. Trong hồng có chứa nhiều các loại vitamin giá trị như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, E, C và các khoáng chất như canxi, kali, kẽm, sắt, natri, photpho, đồng... Trong qua hồng tươi có hàm lượng Iodine cao thường xuyên ăn sẽ có tác dụng đối với những người bị đau tuyến giáp. Enzym xeton trong lá hồng giúp giảm huyết áp, có tác dụng đẩy nhanh sự lưu thông của động mạch cơ tim, thành phần trong lá hồng có tác dụng khống chế tụ khuẩn. Các chất trong cuống hồng có tác dụng làm ổn định và chống lại rối loạn tuần hoàn tim. Thường dùng cuống hồng để trị bệnh nấc cụt, đái dầm, viêm dạ dày. Lá hồng có thể làm trà, thường xuyên uống trà lá hồng giúp ổn định và hạ huyết áp giảm xơ cứng huyết quản, tiêu viêm lọc máu.

công dụng của trái hồng

Tác dụng trị bệnh

Quả hồng: trị tuyến giáp sưng đau, ho suyễn, hay giật mình, táo bón,đau ruột, nôn ói, đau dạ dày, viêm ruột mãn tính, phổi nóng, ho khạc, đau họng, xuất huyết dạ dày, xuất huyết ruột, bệnh trĩ, lưỡi miệng bị lỡ, nôn ra máu.Có thể ăn sống, sắc nước uống hoặc rang khô rồi nghiền nát, quả hồng chưa chín dầm ép lấy nước uống đều được.

Hồng khô: trị nôn ra máu, khạc ra máu, ra máu đường tiết niệu, bệnh trĩ ra máu, kiết lỵ

Cuống hồng: lấy 5 – 15g sắc nước uống, giảm sốc khí, ngưng nấc cụt,trị chứng sợ lạnh, hay tiểu đêm, chứng dạy dày khó chịu khi ăn. Dùng ngoài da bằng cách nghiền nát rồi đắp lên vết thương.

Bột hồng khô: trị lưỡi, miệng bị lỡ, giúp giải khát. Dùng 8 – 15g bột hồng khô, pha nước nóng uống. Nếu dùng ngoài da, thoa trực tiếp lên vết thương.

Rễ hồng: 40 -150g hồng, sắc nước uống, trị băng huyết, bệnh trĩ, đi tiện ra máu, xơ cứng huyết quản, huyết áp cao.

Vỏ cây: hạ huyết áp, trị bỏng. Cách dùng: 5 – 6g, sắc nước uống. Nếu dùng ngoài da, giã rồi đắp lên vết đau.

Mứt hồng: trị khô họng, khàn tiếng, khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, tỳ hư, tiêu hóa thức ăn không tốt, kiết lỵ, sắc mặt tím đen. Cách dùng: ngậm và nuốt từ từ, hoặc nấu chín, rang khô rồi sắc uống.

công dụng của trái hồng

Cách làm hồng treo gió Đà Lạt đơn giản tại nhà

Các bài thuốc trị bệnh từ hồng

Thiếu Lodien gây sưng phù tuyến giáp

Rửa sạch 300g hồng tươi chưa chín, xắt lát, giã nhuyễn, ép lấy nước đun sôi 2 lần rồi uống.

Bệnh huyết trắng

Rửa sạch 8 – 15g lá hồng, cho cùng 20 miếng táo đỏ vào một lượng nước vừa phải rồi nấu uống, hoặc cũng có thể chỉ cần lấy 75g lá hồng nấu uống.

Huyết áp cao

25 – 40g lá hồng khôắc nước uống.

công dụng của trái hồng

Chứng hay ho

6 miếng mứt hồng, 4g lá trà,15g đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sứ, đun sôi, chia uống 2 – 3 lần.

Tắt tiếng, khan giọng

25g lá hồng, 25g liên tiền thảo ( hay còn gọi là rau má lông), 25g rễ dành dành, 250g đậu hũ. Cho tất cả nguyên liệu cùng lượng nước vừa phải nấu uống, chia làm 2 – 3 lần dùng.

Bệnh Glaucoma (bệnh cao nhãn áp, cườm nước)

25g lá hồng, 15g hoàng cầm, 40g sinh địa (địa hoàng). Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa phải nấu uống; dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.

công dụng của trái hồng

Sưng tuyến giáp

Dùng 1 quả hồng, mật ong vừa đủ dùng. Hồng gọt bỏ vỏ, xắt vuông, ép lấy nước uống.

Sốt nóng, lạnh dẫn đến viêm khí quản

Chuẩn bị 1 quả mứt hồng, 7,5g gừng tươi. Mứt hồng xắt làm 2, gừng tươi gọt vỏ xắt nhỏ; cho nguyên liệu vào nồi nấu chín, bỏ gừng ăn hồng, mỗi ngày 2 lần.

Phổi nóng hay ho

Dùng 15g bột hồng khô, pha nước sôi để uống.

công dụng của trái hồng

Dạ dày lạnh, chứng nấc cụt

Lấy 3 cuống hồng khô, pha nước sôi để nguội uống thay trà, dùng thường xuyên.

Viêm khí quản mãn tính

Cách 1: 25g bột hồng khô, ngâm vào nước sôi, để nguội uống, mỗi ngày 2 lần.

Cách 2: 3 quả mứt hồng (bỏ cuống), đường phèn vừa đủ dùng.Cho nguyên liệu vào nồi với một lượng nước thích hợp. Nấu đến khi mứt hồng mềm là ăn được.

Tiêu chảy nhiều

Quả hồng vừa đủ dùng. Rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô, sao vàng, bỏ vào ngâm nước sôi, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5g.

công dụng của trái hồng

Ăn không tiêu, nôn mửa

 Băm nhuyễn 1 đến 2 quả mứt hồng rồi pha nước nóng vào uống, mỗi lần dùng 10g, hoặc chưng uống trong vài ngày liền.

Chứng tiểu đêm

15g cuống hồng, một ít hạt quả hồng. Cho nguyên liệu vào 400ml nước sắc uống, chia 3 lần dùng. Hoặc sao đen hạt hồng rồi nghiền thành bột, pha nước nóng uống, mỗi ngày 3 lần.

Bệnh tiểu đường

Rửa sạch lá hồng tươi vừa đủ dùng thêm một ít muối ăn, đem ngâm muối, mỗi ngày ăn 5 – 6 lá.

Bệnh trĩ ra máu

Chuẩn bị 2 quả mứt hồng. Cho vào một lượng nước vừa đủ dùng nấu đến khi nhừ thì mang ra ăn, dùng 2 lần vào sáng, tối.

                                 

công dụng của trái hồng

Những lưu ý khi dùng hồng

- Sau khi ăn hồng, không nên uống rượu trắng, nước nóng cũng như trà vì sẽ dễ dẫn đến đau dạ dày.

- Người đang đói tránh ăn hồng, không được dùng chung hồng với cua.

- Người có khí hư, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị phong hàn cảm sốt không nên ăn quá nhiều hồng.

- Người phù thũngbệnh sốt rét không được ăn hồng.

- Người bị bệnh ung thư có thể ngậm 2 miếng mứt hồng để điều trị.

Xem thêm: Sinh tố chuối hồng

Bánh quy vị trái hồng thơm ngon

Hồng không những ngon ngọt mà còn có những công dụng cho sức khỏe thật tuyệt vời. Nhất là trong thời điểm hiện tại đang là mua hồng, bạn rất dễ dàng có thể mua hồng tươi hoặc mứt hồng về để áp dụng những bài thuốc trên cũng như tạo cho mình những món ăn thật ngon từ hồng.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Cách chọn hồng ngon thơm giòn không ngâm hóa chất Hồng thúc chín bằng hóa chất quả chín đều, vỏ căng bóng, trơn nhẵn, đẹp mắt. Quả hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc thường to tròn và hơi bẹt. Cách làm cá diêu hồng hấp muối hột ngon lạ miệng Cá được làm chín nhờ nguyên liệu muối hột, thêm chút mặn mặn, đậm đà từ nước mắm, mỡ hành khiến món ăn béo, lạ miệng hơn.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác