Blog

Mẹ nên làm gì để con có hứng thú với bữa ăn của mình?

bởi Xu Xu
Thu, 05 Jan 2017 16:29:00 GMT

Mẹ nên làm gì để con hứng thú với bữa ăn của mình? Đây là câu hỏi mà hầu như mẹ nào cũng đang đi tìm câu trả lời. Có nhiều mẹ lên mạng xem các mẹ khác chia sẻ, học hỏi, thay đổi tư duy... Thậm chí học cách nuôi con của các mẹ nước ngoài. Trước tiên các mẹ nên hiểu và nắm rõ khi cho con ăn dặm: "Vội vàng = Thất bại", "Tham lam, cầu toàn = Hại con".

Mẹ nên làm gì để con hứng thú với bữa ăn của mình? Đây là câu hỏi mà hầu như mẹ nào cũng đang đi tìm câu trả lời. Có nhiều mẹ lên mạng xem các mẹ khác chia sẻ, học hỏi, thay đổi tư duy... Thậm chí học cách nuôi con của các mẹ nước ngoài. Trước tiên các mẹ nên hiểu và nắm rõ khi cho con ăn dặm: "Vội vàng = Thất bại", "Tham lam, cầu toàn = Hại con".

Vậy để con ăn ngon và ăn ngoan thì các mẹ phải làm gì? Cùng xem chia sẻ của Mẹ Dâu dưới đây nhé. Biết đâu bạn sẽ có bí kíp nuôi con tốt hơn!

1. Đừng nghe – đừng tin hoàn toàn vào mọi lời quảng cáo

Thông tin là tốt, nhưng tiếp nhận thông tin không có định hướng, không chọn lọc , tin vào quảng cáo là hại con. Thấy con không ăn – liền mua thuốc bổ, vitamin, men tiêu hoá để kích thích con ăn ngon. Thấy con không tăng cân – cho con ăn bột sớm. Làm gì có loại thuốc bổ nào kích thích trẻ ăn ngon, ăn nhiều nếu không phải cơ thể đứa trẻ tự thấy thèm ăn, thấy đói? Làm gì có loại bột, loại sữa nào thần kỳ giúp tăng cân tăng chiều cao khi cơ chế tăng trưởng của trẻ hoàn toàn thuộc về nhu cầu tự nhiên và khả năng hấp thụ? Một đứa trẻ béo phì thì chiều cao sẽ hạn chế, cơ thể có quy luật của chúng. Vì vậy, quảng cáo không giúp mẹ nuôi được đứa trẻ khoẻ mạnh, can thiệp bằng thuốc, thực phẩm chức năng vô tội vạ không giúp đứa trẻ ăn ngon.

2. Khởi đầu của quá trình ăn dặm không phải bằng bột ăn sẵn

Một nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ biếng ăn là cho trẻ ăn dặm bằng bột. Các mẹ Việt thường cho trẻ ăn dặm bằng bột ngọt rồi đến bột mặn, vì tin vào kinh nghiệm truyền thống rằng trẻ được ăn dặm như thế sẽ tốt cho tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân tốt. Tất nhiên, một đứa trẻ khi mới bước vào quá trình ăn dặm, bất kể thực phẩm nào được giới thiệu cũng sẽ hấp dẫn. Bởi thời điểm đó, trẻ đang hoàn thiện hệ tiêu hoá, bắt đầu có kích thích với thực phẩm nên rất “nhạy” mùi vị. Ăn bột dù là ngọt hay mặn đều có chứa các loại gia vị, chất điều tiết mùi vị, tạo màu, tạo hương… Những chất đó đánh lừa hết cảm giác về hương vị thật của món ăn, và khi một đứa trẻ đang trong giai đoạn “nhạy mùi”, “nhạy vị” bị tước đi cái quyền tự khám phá hương thơm, mùi vị của món ăn nguyên chất, thay vào đó là sự “lừa phỉnh” của các chất nhân tạo kia, thì dĩ nhiên, chúng sẽ không thể tìm thấy sự hấp dẫn từ thực phẩm do bản năng khám phá ra nữa.

>> Xem và lưu công thức chi tiết: Súp tôm bông cải xanh

Chưa kể, quá trình ăn dặm là từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều. Lượng bột cho trẻ ăn một ngày khi mới khởi điểm là quá nhiều cho một hệ tiêu hoá non nớt đang cần thời gian để làm quen và hoàn thiện. Với số lượng ăn là 3 bữa bột/ ngày, bé sẽ không có nhu cầu nạp thêm sữa. Mà sữa với trẻ dưới 1 tuổi là thực phẩm chính, không thể thay thế. Thay sữa bằng tinh bột, không chỉ khiến bé biếng ăn theo thời gian còn khiến bé mắc các nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì thế – để trẻ ăn ngon – là một quá trình rèn luyện lâu dài – không nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột bán sẵn, bất kể là bột ngọt hay bột mặn.

3. Không bắt đầu ăn dặm quá sớm

Thời điểm vàng cho trẻ ăn dặm là 6 tháng với trẻ bú mẹ hoàn toàn. 5,5 tháng với trẻ dùng sữa ngoài. Thật nghịch lý khi nhiều người mẹ vẫn tin rằng, trẻ tăng cân tốt thì cần bổ sung tinh bột sớm, trẻ hay chép miệng, ngủ không ngon là biểu hiện của đói bụng. Sai lầm đấy dẫn đến việc, các mẹ tự bổ sung bột cho bé dưới 5 tháng để giúp bé ngủ ngon, tăng cân tốt.

Có một nguyên tắc rất nhất quán trong chu kỳ sinh học của trẻ sơ sinh: Ngủ ngoan = Ăn ngoan = Chơi ngoan. Ngủ đủ giấc, chơi đủ giờ và ăn đúng thời điểm thì trẻ sẽ tự khắc phát triển đúng quy luật của nó.

4. Bắt đầu ăn dặm bằng vị mộc

Đối với trẻ bước vào quá trình ăn dặm, để hệ tiêu hoá làm quen thực phẩm một cách lành tính nhất thì mẹ nên bắt đầu bằng cháo trắng nấu từ loại gạo trắng. Có thể tự xay gạo thành loại bột gạo mịn (lưu ý, không độn bất kỳ các loại ngũ cốc nào khác như bột truyền thống), hoặc có thể nấu gạo với nước theo một tỷ lệ nhất định rồi nghiền nhuyễn sao cho cháo mướt, mịn có độ lỏng như sữa chua là thích hợp cho bé ăn. Khi mới bắt đầu làm quen, nên chọn thời điểm thích hợp – cố định – thường là vào buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ và chỉ cho bé ăn một cữ, thay cho một cữ sữa bình thường trong ngày. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn một thìa nhỏ để thử phản ứng của bé. Các ngày sau tăng lên nhưng tối đa không quá 30ml.

Các thực phẩm khác nên cho bé tập quen trong giai đoạn này theo thứ tự: Tinh bột (cháo trắng) – Rau, củ xanh – Quả có vị nhạt – Đạm trắng (Đậu hũ, thịt, cá trắng). Khi giới thiệu một món mới, cần cho bé ăn liên tục trong 3 ngày để thử phản ứng, xem bé có bị dị ứng không thì mới bắt đầu món mới khác.

Bé từ 7 tháng trở ra, khi đã quen với các loại thực phẩm trên, mới bắt đầu giới thiệu nhóm thực phẩm khác. Cụ thể là các loại quả ngọt, các chất đạm đỏ, các loại hải sản có vỏ… Và tất nhiên, nguyên tắc nhất quán vẫn là: Không nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nếu cần tăng hương vị cho các món ăn, ví dụ như nấu cháo, mẹ có thể sử dụng nước dùng được hầm từ các loại rau củ tự nhiên, nước hầm từ rong biển + cá bào… Với các món ăn cho bé, mẹ có thể sử dụng các loại gia vị tự nhiên để kích thích bé ăn ngon hơn như lá mùi, lá húng, bột quế, bột tỏi, tự làm bột tôm, ruốc cá, rong biển rắc cháo cho bé.

5. Tăng độ thô theo đúng thời điểm

>> Xem và lưu công thức chi tiết: Cháo cá hồi bí đỏ cho bé

6. Ăn đa dạng thực phẩm, cố định theo bữa, ngồi ghế chuyên dụng, không dỗ dành

Trong bài trước, mình đã nói cụ thể về phương pháp rèn bé ăn dặm. Nguyên tắc của mình là khi ăn dặm, bé cần được làm quen đa dạng thực phẩm theo từng thời điểm, như thế bé sẽ tìm thấy sự hấp dẫn của từng loại thực phẩm. Để rèn bé ăn ngoan, cần cho bé ngồi ghế, rửa tay, hình thành thói quen ăn uống cố định một chỗ, cố định theo bữa. Tuyệt đối với trẻ dưới 1 tuổi, không nên cho trẻ ăn lắt nhắt làm phá vỡ giờ sinh học của bé về ăn – ngủ – chơi, dẫn đến bé không có phản xạ đói khi đến giờ ăn.

Và cũng không nên cho bé ăn lắt nhắt nhiều bữa, mỗi giai đoạn cần chia ra cữ ăn dặm cho bé như sau:

Nếu bé không ăn, hãy mạnh dạn cắt bữa ăn đó, để bé đói, không nên dỗ dành hay doạ nạt bé. Mẹ cần kiên nhẫn để theo đuổi một phương pháp ăn dặm khi đã chọn lựa, đừng bỏ cuộc, đừng lo lắng khi thấy con không tăng cân, không tỏ ra hợp tác trong một thời điểm nào đó. Hãy cố gắng ghi nhớ: Nuôi con là để con khoẻ và vui. Việc ăn, con còn cả đời!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những nguyên tắc tập ăn dặm cho bé Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân. Hướng dẫn các bước để xay đồ ăn dặm đúng cách nhất Mẹ hãy cho thức ăn vào máy xay hoặc máy chế biến thực phẩm để xay thức ăn cho thật nhuyễn. Mẹ có thể cho một chút nước để pha loãng nếu cần thiết. Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày? Việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày. Tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác