Blog

Những loại thuốc và thực phẩm kỵ nhau

bởi Tử La Lan
Mon, 11 Apr 2016 15:24:00 GMT

Trong thực tiễn, có nhiều loại thuốc uống sau khi dùng chung với một số thực phẩm thì lại giảm chất lượng hoặc có tác dụng phụ, có khả năng gây hại và nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Cần nên tránh những trường hợp dùng chung sau nhé!

Nhiều loại thuốc và thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau vì có khả năng sẽ phản ứng với nhau làm giảm hoặc thay đổi chức năng của thuốc, thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe. Do đó, bạn cần lưu ý các mục sau đây nhé!

1. Cà phê - thuốc giãn phế quản, hen suyễn

Những loại thuốc này được bào chế để giúp bệnh nhân có thể dễ thở hơn bằng cách thư giãn các cơ phổi, mở rộng đường hô hấp… Tuy nhiên, chúng cũng gây ra những tác dụng phụ nhất định như tim đập nhanh, căng thẳng, dễ bị kích động. Khi kết hợp với caffeine có trong cà phê thì những rủi ro này sẽ tăng lên. Quá nhiều caffeine cũng làm hạn chế hiệu quả của thuốc.

2. Chuối - thuốc hạ huyết áp

Chuối là thực phẩm rất giàu kali, một thành phần có lợi cho sức khỏe nhưng đối với những người dùng thuốc hạ huyết áp như Captopril, thuốc ức chế men chuyển hoặc các loại thuốc ức chế thụ thể Angiotensin, thì nên tránh số lượng lớn các thực phẩm giàu kali như rau xanh hay cam và chuối.

>> Xem thêm: Cách hạ huyết áp nhanh bằng phương pháp tự nhiên

3. Rau lá xanh  - thuốc chống đông máu

Rau lá xanh là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể nhưng khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu, bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều rau xanh. Thuốc chống đông máu Warfarin thường được bào chế để ngăn chặn việc sản sinh vitamin K, một loại vitamin giúp máu đông nhanh. Điều đáng tiếc là rau xanh lại chứa khá nhiều loại vitamin này.

4. Bia, rượu - thuốc kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc giảm đau

Những loại thuốc trên thường đi kèm với khuyến cáo không uống rượu. Khi bạn dùng rượu, thuốc paracetamol và codein buộc gan phải làm việc chăm chỉ hơn để phá vỡ rượu và thuốc cùng một lúc, gây tăng nguy cơ tổn thương gan.

5. Cam thảo đen - thuốc tim

Cam thảo làm giảm kali trong cơ thể có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim. Mức độ kali thấp làm tăng tác dụng phụ liên quan đến digoxin, được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết, nhịp tim bất thường.

Thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp suy tim và các vấn đề về gan và thận làm giảm lượng kali, do đó dùng cảm thảo khiến kali giảm mạnh hơn. Điều này gây ra suy nhược, đau bụng và rối loạn nhịp tim.

>> Xem thêm: Những thói quen để có trái tim khỏe mạnh

6. Bưởi - thuốc Statins (nhóm thuốc giảm cholesterol toàn phần)

Bưởi là loại trái cây giúp giảm béo nhưng lại không dành cho những bệnh nhân mắc chứng mỡ trong máu đang điều trị bằng Statins. Bởi do trong bưởi có một chất làm phá vỡ Statins trong máu gây ra tác dụng phụ đáng kể.

7. Chanh - thuốc ho

Hãy cẩn thận với chanh hoặc cam nếu bạn đang dùng thuốc ho có thành phần dextromethorphan. Thực phẩm có múi có thể can thiệp vào quá trình phân hủy thuốc khiến thuốc không thải được hết ra ngoài cơ thể.

Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ như ảo giác hoặc buồn ngủ. Tác dụng của trái cây có thể kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn, do đó khi uống thuốc ho nên tuyệt đối tránh xa những loại quả này.

8. Đậu xanh - các loại thuốc

Đậu xanh có thể giúp giải độc được nên đậu xanh có tính dã thuốc rất cao, khiến thuốc uống giảm hoặc mất đi công hiệu. Khi vừa uống thuốc xong thì không nên dùng đậu xanh ngay sau đó nhé!

Qua những thông tin trên, các bạn có thể lưu ý và tránh sử dụng các cặp thuốc và thực phẩm kỵ nhau để không để trường hợp nào đáng tiếc phải xảy ra nhé!

Có thể bạn quan tâm:

(Nguồn: plo.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Một Số Món Ăn Kỵ Nhau (Phần 1) Nhiều thực phẩm mang nhiều chất dinh dưỡng rất có ích cho cơ thể. Nhưng việc phối chúng trong nấu ăn không phù hợp sẽ làm giảm dinh dưỡng thậm chí có hại. Một số món ăn kỵ nhau - Phần 2 Một số món ăn kỵ nhau phần 2 - Nhiều thực phẩm mang nhiều chất dinh dưỡng rất có ích cho cơ thể. Nhưng việc phối chúng trong nấu ăn không phù hợp. 11 nhóm thực phẩm kỵ nhau mẹ tuyệt đối không kết hợp nấu cháo cho bé Khi nấu cháo, các mẹ nên tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm kỵ nhau để tránh kết hợp. Cooky sẽ liệt kê 11 thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé để mẹ tham khảo nhé

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác