Blog

Những sai lầm trong việc cho trẻ ăn dặm có thể khiến trẻ biến ăn, suy dinh dưỡng

bởi Minh Chu
Wed, 22 Jun 2016 16:08:00 GMT

Nếu không nắm rõ những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm thì các mẹ thường rất dễ mắc những lỗi có thể dẫn đến sự biến ăn ở trẻ và có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Những sai lầm sau đây các mẹ nên tham khảo và tránh đi nhé!

Cho trẻ ăn dặm là điều tốt và cần thiết cho sự phát triển ổn định của trẻ. Những nếu chưa nắm rõ những quy cách thì khi cho trẻ ăn dặm các bậc cha mẹ thường mắc phải những nhận định sai lầm sau có thể dẫn đến sự biến ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ:

1. Chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ không hợp lý

Chọn thời gian sỡm hoặc muộn hơn 6 tháng tuổi để cho trẻ ăn dặm đều là không tốt. Nếu sớm quá thì hệ tiêu hóa non yếu của trẻ khó có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt dinh dưỡng trong thức ăn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Còn nếu cho ăn muộn quá lại ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong trước đó.

2. Ăn nhiều bữa bột/ ngày

Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, trẻ sẽ chán và sợ ăn.

3. Mua nhiều loại bột

Bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

4. Thức ăn càng phong phú càng tốt

Hệ tiêu hóa của bé chỉ ở giai đoạn tập làm quen với thực phẩm nên không nên thay đổi thừa xuyên hoặc trong 1 món kết hợp nhiều loại thực phẩm sẽ khiến bé không thể thích nghi kịp thời nhé! Nên tập dần 1 loại thực phẩm ăn dặm rồi sau đó mới chuyển từ từ sang từng loại một. Đợi đến khi hệ tiêu hóa của bé cứng cáp rồi mới có thể kết hợp nhiều thực phẩm phong phú.

5. Quá nhiều đạm

Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến biếng ăn.

6. Chỉ cho trẻ ăn những món trẻ thích

Trẻ khi sinh ra đã có khả năng phân biệt được 4 vị cơ bản: mặn, ngọt, đắng và chua. Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ thường có chiều hướng thiên về 1 loại thức ăn nhất định (thường là thức ăn có vị ngọt). Nếu bạn chiều theo ý trẻ, chỉ cho ăn những loại thức ăn mà trẻ thích có thể gây nên hiện tượng mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, thậm chí có thể gây trướng bụng hoặc ỉa chảy dài ngày.

Khẩu vị của trẻ được quyết định ngay từ giai đoạn ăn dặm. Do vậy, hãy biết cân bằng các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn của trẻ. Khi muốn đưa thêm một loại thực phẩm mới vào bữa ăn cho trẻ, tập cho trẻ ăn từ 8 – 10 lần và kiên trì theo khối lượng từ ít đến nhiều.

7. Chỉ cho ăn nước, không ăn cái

Đây là thói quen của nhiều mẹ khi cho bé ăn dặm. Thực tế, điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

8. Không cho hoặc cho rất ít dầu

Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.

9. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.

10. Nấu một nồi cháo ăn cả ngày

Nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

11. Bữa ăn kéo dài

Cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng… là lỗi phổ biến nhất. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.

Thông qua việc tham khảo những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm trên đây, mong rằng các mẹ có thể rút ra được cho mình những kinh nghiệm quý giá và không thể nào mắc phải những điều tương tự nhé! Cùng tham khảo một số công thức món ăn bổ dưỡng cho bé nhé!

Công thức cháo tôm bông cải phô mai thơm ngon giàu dinh dưỡng 

Cách làm món cháo khoai mỡ thịt bằm cho mẹ muốn bé tăng cân

(Nguồn: mecuti.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 đến 7 tháng tuổi Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 – 7 tháng tuổi, món bột cà rốt nghiền là không thể thiếu. Đây là món ăn rất dễ tiêu hóa, thích hợp với dạ dày còn non. Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày? Việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày. Tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian. Kinh nghiệm xay thịt mịn, nhuyễn cho trẻ ăn dặm không bị hóc nghẹn Trước tiên, chọn một miếng thịt tươi, ngon, lọc bỏ bì và mỡ. Sau đó, luộc thịt liu riu trên lửa nhỏ. Khi thịt đã chín, dùng dao băm nhỏ hoặc cho vào cối xay.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác