Blog

Thanh nhiệt, giải khát và những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây mía

bởi Di Chần
Fri, 20 Oct 2017 15:14:00 GMT

Ngoài những công dụng dùng để uống giúp thanh mát cơ thể, mía còn có thể tạo nên những vị thuốc giúp chữa bệnh cực hiệu quả mà chúng ta chưa biết đến. Bên cạnh đó là những cách làm ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà chúng ta ít biết đến.

Mía không chỉ là nước giải khát cho cơ thể vào những ngày nắng nóng, hay những lúc cơ thể mất nước khát khô cổ, mà còn là vị thuốc trị các bệnh thông thường như cảm ho, sốt, nôn mửa,... thậm chí giúp ngăn chặn và hạn chế các căn bệnh ung thư mới được phát hiện. Cách làm thuốc từ mía cũng khá đơn giản và dễ nên ai trong chúng ta cũng đều có thể thực hiện để gia đình luôn được khỏe mạnh. 

Dinh dưỡng từ cây mía

Mía là một loại cây thuộc họ Andropogoneae, sống nhiều ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và thường được dùng để sản xuất đường hoặc ép lấy nước uống.

Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.

Theo các nhà khoa học, trong mía có chứa nhiều vitamin C, vitamin E, chất đạm, chất béo, chất bột và các khoáng chất như kali, canxi, magie, kẽm cung cấp những chất dinh dưỡng và mang lại những lợi ích cho sức khỏe.

Đặc biệt mía chủ yếu chứa đường Saccharose và các loại đường khác có tác dụng làm ức chế các khối u ác tính (ung thư). Carbonhydrat, acid amin cần thiết, acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric... các muối khoáng vô cơ như Calci, Phospho, sắt… các chất dinh dưỡng này giúp làm khỏe thận, bao tử, mắt, tim, đường ruộtcác cơ quan sinh dục. Nó cũng giúp làm giảm các cholesterol xấu, cân bằng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, giảm sốt, giảm cân, thanh lọc thận cùng nhiều bệnh lý khác.

Và vì cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mía nên uống nước mía và dùng các phần của mía rất tốt cho cơ thể chúng ta.

Những tác dụng của cây mía

Nước mía không chỉ có tác dụng tiêu khát, giải nhiệt, tất cả các bộ phận của cây mía đều có những công dụng chữa bệnh khác nhau như thân mía giúp hạ khí nhuận táo, bả mía trị chứng sưng tấy, bại liệt.

1. Điều trị sỏi thận

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận là do cơ thể bị mất nước. Trong mía có một vài thành phần tự nhiên giúp hạn chế và tiêu diệt sỏi thận. Đồng thời mía giúp làm ẩm cơ thể nên dùng nước mía thường xuyên sẽ giúp ích cho thận của bạn rất nhiều.

2. Chữa bệnh vàng da

Sự có mặt của billirubin trong máu và do chức năng gan suy giảm gây nên bệnh vàng da. Uống nước mía là một phương thuốc tự nhiên giúp hồi phục lại chức năng gan, ức chế các billirubin và chữa được bệnh vàng da Vì trong nước mía rất giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic chống dị ứng cơ thể, góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam.

3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nghe có vẻ thật lạ khi bị tiểu đường nhưng lại có thể dùng chính loại cây có chứa nhiều đường và dùng để sản xuất đường. Đơn giản vì chất đường trong mía là đường tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh, giúp làm ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

 Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng mía một cách bình thường mà không phải kiêng cử. Tuy nhiên, vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng đường có thể nạp vào từ mía.

4. Chữa cúm, cảm lạnh và sốt hiệu quả

Các vitamin A, C, B1, B2, B3, B6,… và protein trong mía giúp cung cấp kịp thời lượng protein bị mất khi sốt cũng như vitamin và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đồng thời, làm dịu cổ họng, chữa các chứng đau họng, khàn giọng, viêm phế quản, cảm cúm, ho.

5. Phòng ngừa các bệnh ung thư

Hàm lượng kiềm có trong mía sẻ giúp hạn chế các bệnh về ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư phổi.

Ung thư ruột kết

6. Chống sâu răng

Có phải bạn cảm thấy khá lạ khi bị sâu răng nhưng lại dùng mía - loại chất có đường để trị sâu rang phải không nào. Thật ra hàm lượng khoáng chất cao trong mía có tác dụng phòng chống sâu răng và chữa chứng hôi miệng đó. Dùng xác mía để tráng miệng sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe và không ko bị hôi miệng.

Bệnh sâu răng

7. Bù điện giải cho cơ thể

Thời tiết nắng nóng sẽ làm cho cơ thể mất nước đồng thời mất luôn những hoạt chất điện giải có lợi cho cơ thể. Bổ sung nước mía sẽ giúp hạ nhiệt, các vitamin, carbonhydrat,… cung cấp chất dinh dưỡng, bù vào phần điện giải đã mất trước đó, tránh cơ thể bị nhễm bệnh.

8. Ngăn ngừa và chữa các bệnh nhiễm trùng

Hợp chất phenolic và flavonoid trong mía có tính kháng viêm, kháng virus, chống oxi hóa,.. Dùng nước mía sẽ giúp trị các bệnh nhiễm trùng như viêm dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng qua các đường tình dục.

Bệnh viêm tiết niệu

9. Làm đẹp da

Các loại axit alpha hydroxyl (AHA) có trong nước mía mang đến một nguồn dưỡng chất giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Các chị em sẽ rất cần đến nước mía để có một làn da tươi trẻ đó nha.

Một số bài thước chữa bệnh hiệu quả từ cây mía

1. Trị viêm họng mãn tính

- Nguyên liệu: 250g mía, 30g rễ tranh tươi, 40g khoai lang tươi.

- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với 8 chén nước. Sắc đến khi còn 3 chén. Uống mỗi ngày thay trà.

2. Chữa chứng sung phù lúc mang thai

- Nguyên liệu: 400g mía tươi.

- Cách làm: Mía rửa sạch, cho vào nồi nấu với 8 chén nước. Sắc đến khi còn 3 chén là được. Uống 3 lần mỗi ngày.

3. Chữa phổi khô nóng, dễ ho

- Nguyên liệu: 50ml nước ép mía, 50ml nước ép lê.

- Cách làm: Hòa hai loại nước ép với nhau, uống mỗi ngày 2 lần.

4. Trị bệnh cao huyết áp

- Nguyên liệu: 25g rễ mía, 25g rau khúc (rau dùng để làm bánh khúc), 50g vỏ chuối tiêu.

- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc thành nước uống.

5. Bệnh ung thư mới phát hiện

- Nguyên liệu: Nước lê ép, nước mía ép, nước nho ép lượng vừa đủ dùng.

- Cách làm: Pha 3 loại nước ép này với nhau. Dùng uống thường xuyên, có thể uống nóng hoặc lạnh tùy sở thích.

6. Ăn không tiêu, ruột sưng tấy

- Nguyên liệu: 150g nước mía ép, 150g củ cải tươi.

- Cách làm: Rửa sạch củ cải, xắt khoanh. Cho củ cải vào nấu chung với nước mía đến khi củ cải chin là được. Sau đó, lọc lấy nước và uống là được.

7. Trị chứng trào ngược thực quản

- Nguyên liệu: 30-50ml nước mía, nước gừng tươi.

- Cách làm: Hòa hai hỗn hợp nước mía và nước gừng theo tỉ lệ 7/1. Mỗi ngày uống 3 lần.

Một số món ăn với mía

1. Chạo bò chiên quấn mía

Chạo bò chiên quấn mía không chỉ thơm ngon đậm vị thịt bò mà còn được thấm vị ngọt từ mía, rất thơm ngon và hấp dẫn. Dùng làm món tiệc hay món ăn cơm đều rất ngon và thú vị. Cùng thực hiện món này tại nhà nha.

Xem công thức và cách làm chi tiết Chạo bò chiên quấn mía

2. Nước mía lau hạt sen

Đây là một trong những loại thức uống có tác dụng giải nhiệt, an thần. Vị ngọt, thanh của mía lau, bùi bùi của hạt sen, củ năng vừa ngon miệng mà lại hấp dẫn.

Xem công thức và cách làm chi tiết Nước mía lau hạt sen

3. Bánh nhót mật mía

Món bánh nhót mật mía đậm đà, ấm nồng hương gừng, dẻo dai vị bánh và vị ngọt của mía. Vào bếp với món bánh này cho gia đình cùng thưởng thức.

Xem công thức và cách làm chi tiết Bánh nhót mật mía

Những lưu ý khi dùng mía

Tuy mía rất tốt cho cơ thể chúng ta nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng mía.

- Người có tỳ, dạ dạy lạnh và đau nên hạn chế ăn mía và uống nước mía vì dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

- Người bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên uống nước mía.

Có thể thấy cây mía không chỉ có tác dụng ép nước uống làm mát cơ thể mà những thành phần khác như rễ, vỏ, thân mía đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh ho, cảm sốt, ung thư,… rất hiệu quả. Cùng Cooky lưu lại những bài thuốc hay từ cây mía cho gia đình nha!

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

12 ngày giảm cân bằng nước mía pha ớt chuông Hôm nay Cooky chia sẽ về công dụng giảm cân nhanh chóng bằng nước mía pha ớt chuông, cách này đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng thành công đấy! Lợi ích không ngờ khi dùng nước mía cho trẻ ăn dặm Nước mía chứa khoảng 70% lượng đường tự nhiên và nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, vitamin C, B1, B2, B6… 8 tác dụng tuyệt vời của nước mía đối với sức khỏe Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da, một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác