Blog

Tìm hiểu về bánh lá dừa - món quà đậm chất người miền Tây

bởi Cobe lilom
Thu, 10 Nov 2016 10:29:00 GMT

Nếu là người con miền Tây chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với món bánh lá dừa (hay còn gọi bánh dừa). Bánh khi ăn có vị dẻo của nếp, béo thơm cùng nước cốt dừa và hình hài chiếc bánh cuốn tròn như chiếc lò xo rất bắt mắt. Cùng Cooky tìm hiểu về loại bánh này cũng như quay về kí ức tuổi thơ của người dân nơi đây nhé!

Nếu là người con miền Tây chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với món bánh lá dừa (hay còn gọi bánh dừa). Bánh khi ăn có vị dẻo của nếp, béo thơm cùng nước cốt dừa và hình hài chiếc bánh cuốn tròn như chiếc lò xo rất bắt mắt. Cùng Cooky tìm hiểu về loại bánh này cũng như quay về kí ức tuổi thơ của người dân nơi đây nhé!

Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét, bánh ít, bánh ú, bánh lá dừa của người miền Tây đã trở nên quen thuộc trong từng bữa ăn. Không quá cầu kỳ, song bánh lá dừa lại làm vừa lòng người ăn bởi sự hòa quyện tuyệt vời của nhiều nguyên liệu.

Bánh được làm từ lá dừa, loại lá gắn liền với cuộc sống con người

Điểm ấn tượng đầu tiên phải kể đến của loại bánh này đó là hình dạng. Bánh được làm từ lá dừa, có hình xoắn ốc như những chiếc lò xo. Bóc lớp vỏ bên ngoài ra, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được hương thơm rõ rệt của bánh.

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa này.

Từ nguyên liệu, cách làm đều rất tỉ mỉ, gần gũi

Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa. Cứ thế mà cho vào bên trong. Bánh lá dừa thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra để đổi vị, người miền Tây còn dùng chuối sứ để làm nhân. Đó chính là nét riêng của loại bánh lá dừa.

Dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu cho món bánh này

Ngoài lá dừa thì trái dừa khô là nguyên liệu không thể thiếu. Để bánh lá dừa thơm và béo, dừa khô được nạo nhuyễn trộn vào hạt nếp trước khi gói. Nước cốt dừa cũng được hòa cùng để tạo độ bóng sáng cho chiếc bánh sau khi nấu chín.

Để chiếc bánh được ngon, người làm bánh cần khéo léo trong việc cho nếp vào bên trong cuốn lá dừa. Nếp nén chặt tay sẽ khiến bánh khô cứng. Nếp nén lỏng tay khiến bánh dễ bị rời. Ngoài ra muốn bánh ngon thì phải chọn loại nếp thật dẻo thơm.

Sau công đoạn đó, bạn tiếp tục dùng dây nilon hoặc dây chẻ nhỏ từ gân lá chính là dụng cụ dùng để buộc chiếc bánh sau khi đã gói kín. Người gói thường cắn một đầu dây, tay giữ chặt các nuột dây, cột thật chặt để cố định cho bánh và phần lá dừa không bị bung ra ngoài.

Bánh trước khi vào lò được cột chặt thành từng chùm. Mỗi chiếc bánh dài gần gang tay, to bằng quả dưa leo. Người làm dùng màu sắc của dây để đánh dấu cho từng loại bánh. Nếu là nhân chuối thì cột dây xanh còn nếu là nhân đậu thì cột dây vàng.

Bánh được nấu trên bếp than tạo nên không khí ấm cúng, quây quần

Bánh gói xong được cho vào nồi, đun bằng bếp củi hoặc gáo dừa. Việc nấu chín mất hơn một giờ đồng hồ. Chưa kịp mở nắp, chỉ cần đi qua nồi bánh đang nấu đã đủ ngửi được mùi thơm của lá dừa, của bếp và mùi nước cốt dừa khiến người thưởng thức cũng phải nao lòng.

Bánh sau khi được nấu thì lấy ra treo lên cho ráo nước. Do được gói kín và kỹ càng nên thời gian bảo quản bánh tầm 2 - 3 ngày mà không lo bị hư.

Giá bán trung bình cho 1 cái bánh dao động 5 nghìn đồng. Có thể nói, bánh lá dừa miền Tây nói chung và Bến Tre nói riêng đã và đang trở thành món quà ý nghĩa cho người dân nơi đây và du khách tham quan. Họ tự hào rằng, những chiếc bánh làm ra vừa thơm, ngon, lại chứa đựng nhiều tình cảm, hàn gắn như chính con người nơi đây vậy. Nếu có dịp đến vùng đất này, đừng bỏ lỡ dù chỉ một lần nếm thử loại bánh lá dứa. Tôi tin rằng, nhìn hình ảnh những đứa trẻ cùng nhau đi gom góp những chiếc lá dừa, người lớn cùng nhau tụ tập, trổ tài làm bánh sẽ khiến bạn yêu mảnh đất, con người đây hơn.

Bánh lá dừa

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

6 Món Ăn Vặt Miền Tây Được Yêu Thích Ở Sài Gòn Sài Gòn nổi tiếng với những món ăn vặt được du nhập từ khắp mọi nơi. Cùng Cooky tìm hiểu 6 món ăn vặt miền Tây được yêu thích ở Sài Gòn nhé! Cá lóc - món ăn không thể bỏ qua khi đến miền Tây Cá lóc hấp, bánh canh cá lóc hay cá lóc nướng trui nhắc đến thôi cũng khiến người nghe chảy nước miếng. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của miền Tây. Những món cá đặc sản miền Tây Nam Bộ Tây Nam bộ nổi tiếng là vùng trù phú, bạt ngàn tôm cá. Cũng như nhiều các chế biến món ngon mang phong vị đặc trưng của vùng sóng nước hữu tình.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác