Đôi tay vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của chúng ta, bằng chứng là tay bạn thường tấy mấy nghịch ngợm, sờ mó những chỗ không nên đụng vào, chẳng hạn 7 vị trí sau đây!
Nhổ tóc bạc
Từng có lời đồn rằng nhổ 1 sợi tóc bạc thì sẽ có 10 sợi mọc lên um tùm. Chuyện này là sai. Tuy nhiên, khi một sợi tóc bị bạc, đó là do nang tóc sản xuất ít melanin, sắc tố tạo ra màu tóc. Nhổ tóc bạc tuy không làm cho những sợi tóc xung quanh mọc rậm rạp hơn để "trả thù", nhưng nó sẽ làm tổn thương nang tóc. Và khi vị trí ấy mọc tóc trở lại, lần này dĩ nhiên vẫn sẽ là 1 sợi tóc bạc, vậy là bạn lại tiếp tục nhổ. Cứ thế sẽ dẫn tới viêm nhiễm hoặc để lại sẹo trên da đầu. Thay vì nhổ, bạn có thể cắt sợi tóc sát da đầu, hoặc nhuộm mỗi sợi tóc đó thôi.
Đừng nhổ da quanh móng tay
Nếu ngứa mắt và giựt mạnh phần da mỏng quanh móng tay, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy đau thấu trời xanh. Tốt nhất là đừng cắn, nhai hoặc giựt nó ra vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết toác, khiến móng tay của bạn sưng tấy, gây đau vài ngày. Thay vào đó, bạn hãy dùng kềm cắt móng tay để tỉa phần da này, sau đó thoa kem chống viêm.
Đừng gãi vết muỗi cắn
Khi muỗi đốt bạn, nó sẽ để lại nước bọt trên da. Protein trong nước bọt kích hoạt phản ứng miễn dịch nhẹ của cơ thể, khiến da bạn nổi một cục u ngứa chịu không nổi. Tuy vậy, bạn đừng gãi. Những lượt cào gãi đầu tiên có thể khiến bạn rất khoái chí nhưng vết cắn sẽ trầm trọng hơn. Hành động gãi có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm vết thương càng sưng to, ngứa và lâu lành. Bạn có thể thoa vaseline hoặc kem dưỡng thể có chứa calamine hay một loại kem hydrocortisone. Chườm một viên đá lên cũng giúp hết đau ngứa.
Đừng dụi mắt
Khi mắt mệt mỏi muốn sụp xuống, bạn thường lấy tay dụi mắt. Nhưng lớp da quanh mắt rất mỏng (khoảng 0,05mm), vì thế việc chà xát sẽ làm trầy xước các mạch máu, khiến cho quầng mắt càng thâm hơn. Hơn nữa, tay bạn rất bẩn sẽ truyền vi trùng và vi khuẩn vào mắt, dễ gây nhiễm trùng mắt (chẳng hạn đau mắt đỏ). Cũng có thể bạn sẽ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Đừng cào sơn móng tay
Khi thấy sơn móng tay bị bong tróc, chắc chắn bạn sẽ muốn cào cho ra hết lớp sơn còn lại. Việc này vô tình làm tróc lớp bề mặt của móng tay, khiến móng tay bị yếu, mỏng và dễ gãy. Cách tốt nhất là dùng nước tẩy sơn móng tay, loại không chứa acetone.
Đừng bóp vỡ chỗ da bị phồng
Việc này sẽ làm cho da bị rách toác, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong trường hợp cực chẳng đã, nếu như bạn bị phồng ở chân khiến việc di chuyển khó khăn thì bạn hãy làm như sau:
- Rửa tay và vết phồng bằng xà bông và nước.
- Dùng tăm bông tẩm cồn lau khô vết phồng.
- Dùng một cây kim đã qua khử trùng, đâm nhiều chỗ ở mép viền của vết phồng.
- Chờ cho vết phồng xẹp xuống và khô lại, nhưng vẫn để nguyên lớp da bên trên.
- Thoa thuốc mỡ và băng lại.
Đừng gỡ lớp da đóng vẩy
Nếu bạn bị tróc da và vết thương đang lành lại, hình thành một lớp vẩy thì đây chính là lớp bảo vệ cho vi trùng khỏi xâm nhập và làm hỏng quá trình tái tạo da bên dưới. Đừng ngứa tay mà cậy lớp vẩy này, vì da bạn sẽ bị tróc lần nữa và phải mất nhiều thời gian hơn để lành, thậm chí là để lại sẹo. Vì vậy, tốt nhất là bạn cứ để mặc lớp vẩy hoàn thành nhiệm vụ của nó và tự bung ra.
Bạn nên chú ý tới sức khỏe của bạn thân mình, không được chủ quan tùy tiện đụng chạm vào những bộ phận dễ gây bệnh!
Xem thêm: