Blog

4 Cách Nấu Chè Trôi Nước Thơm Ngon Đúng Vị Cho Ngày Rằm Tháng Giêng

bởi Cobe lilom
Wed, 08 Feb 2017 13:54:00 GMT

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày rất quan trọng. Vào ngày này, nhà nhà sẽ làm một mâm cỗ mặn hoặc chay để cúng gia tiên. Qua đó thể hiện lòng thành kính, cầu mong may mắn, phát tài trong năm. Đặc biệt hơn, món ăn không thể thiếu rằm tháng Giêng chính là chè trôi nước (bánh trôi nước).

Chè trôi nước không chỉ là một món ăn có vị thanh mát, ngon miệng mà còn là nét đặc trưng trong ẩm thực truyền thống người Việt.

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày rất quan trọng. Vào ngày này, nhà nhà sẽ làm một mâm cỗ mặn hoặc chay để cúng gia tiên. Qua đó thể hiện lòng thành kính, cầu mong may mắn, phát tài trong năm. Đặc biệt hơn, món ăn không thể thiếu rằm tháng Giêng chính là chè trôi nước (bánh trôi nước).

Chè trôi nước truyền thống

Miếng bột nếp dẻo dai, thấm nước đường gừng thơm và ngọt lịm, càng ăn càng mê mẩn. Món chè trôi nước dù giản dị nhưng vẫn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tất cả mọi người.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước :

Cách nấu chè trôi nước truyền thống: 

Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi xắt sợi. Mè trắng cho vào chảo, rang vàng. Đậu xanh ngâm nước nóng khoảng 1 giờ cho nở rồi vo sạch, nấu chín như nấu cơm. Đậu chín thì cho 70gr đường trắng vào đậu, đánh, nghiền cho đậu nhuyễn và đường tan hết. Vo viên đậu xanh thành những viên nhỏ vừa ăn. Cho nước ấm vào bột nếp từ từ vào tô, vừa cho nước vừa nhào bột cho đến khi thấy bột mịn, không dính tay là đạt. Dùng màng nilon bọc kín bột, ủ trong khoảng 30 phút. Lấy một miếng bột nếp lớn gấp đôi viên đậu xanh, vo tròn rồi cán dẹt. Cho viên đậu xanh vào giữa rồi gói bột kín lại. Nấu sôi 1 lít nước. Cho các viên trôi nước vào, nấu đến khi viên trôi nước nổi lên là được. Vớt viên trôi nước ra, xả qua nước lạnh rồi để ráo. Cho 50gr đường trắng vào nồi cùng với gừng xắt sợi, xào cho đến khi đường tan chuyển màu hơi vàng, cách này giúp gừng dậy mùi thơm hơn. Thấy đường ngả vàng hơi sậm thì đổ 500ml nước lọc vô nồi. Cho đường thốt nốt vào cùng, nấu cho đường tan và sôi hẳn. Nước đường sôi thì cho các viên trôi nước vào. Nấu sôi nhẹ khoảng 5 phút cho viên trôi nước thấm đường thì tắt bếp. Cho nước cốt dừa vào nồi cùng với 30gr đường trắng và 1 muỗng canh bột năng. Nấu cho nước cốt dừa sôi liu riu thì tắt bếp. Cho chè trôi nước ra chén. Chan nước cốt dừa, rắc mè trắng nữa là hoàn tất. Dùng nóng.

Xem chi tiết công thức: Chè trôi nước truyền thống

Chè trôi nước bột báng lá dứa

Chè trôi nước được nấu từ bột báng, lớp bánh mỏng, thơm vị lá dứa đặc trưng, bùi bùi của đậu xanh, beo béo của nước cốt dừa. Màu sắc món ăn cũng rất kích thích vị giác đấy.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước bột báng lá dứa:

Cách nấu chè trôi nước bột báng lá dứa: 

Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 100ml nước lọc rồi lọc qua rây lấy nước. Ngâm bột báng vào trong nước lá dứa khoảng 5 tiếng đồng hồ, vớt ra để thật ráo. Đậu xanh đãi sạch, ngâm nước cho nở. Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi nấu chín. Sau đó, cho 2 muỗng canh đường trắng vào, đun lửa nhỏ và tán đều cho đậu nhuyễn mịn và hơi ráo nước. Nắn đậu thành những viên tròn nhỏ bằng trứng cút. Nhào bột báng đã ngâm với 1 muỗng canh bột năng. Múc ra một 1 canh bột vừa nhào nặn thành lớp vỏ bọc lấy nhân đậu xanh. Cho vào nồi 4 muỗng canh đường, 4 chén nước lọc, đun sôi. Thả những viên trôi nước vào, tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ thêm 20 phút, nước trong nồi còn lại 1/3 là được. Múc chè trôi nước ra chén, cho nước cốt dừa vừa ăn, rắc thêm mè trắng rang là có thể thưởng thức.

Xem chi tiết công thức: Chè trôi nước bột báng lá dứa

Chè trôi nước trà xanh

Vị mềm, dẻo của chè kết hợp cùng các nguyên liệu bột matcha, khoai lang... và mùi thơm thoang thoảng của mè trắng khiến cho món ăn có nét lôi cuốn, hấp dẫn riêng.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước trà xanh:

Cách nấu chè trôi nước trà xanh:

Khoai lang rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào xửng hấp, hấp chín. Sau đó, bóc vỏ, xay nhuyễn khoai lang. Nếu không có máy xay, có thể nghiền nhuyễn khoai lang cũng được. Tiếp theo, cho bột matcha vào cùng. Cho 20gr đường trắng vào với khoai lang, xay tiếp cho đến khi tất cả đều, mịn. Vo hỗn hợp thành những viên tròn, nhỏ. Phần bột bánh thì trộn đều bột mì, bột nếp với khoảng 1 chén nước sôi, nhào bột thành một hỗn hợp đồng nhất. Chia bột thành từng phần bằng nhau, cán mỏng, cho nhân vào giữa. Vo lại sao cho thật tròn. Đun sôi nồi nước, cho viên bột vào luộc. Khi thấy viên bột nổi lên là đã chín. Cuối cùng, vớt viên bột ra, ngâm trong tô nước lọc khoảng 2 phút. Mè trắng rang qua cho thơm. Đun sôi nước cốt dừa cùng 250ml nước và 80gr đường trắng còn lại với nhau. Cho từng viên bột ra chén, chan nước cốt dừa đã nấu và rắc mè trắng lên trên là món chè trôi nước trà xanh đã hoàn thành.

Xem chi tiết công thức: Chè trôi nước trà xanh

Chè trôi nước nhân đậu đỏ

Với cách làm tương tự như chè trôi nước truyền thống, nhưng bạn chỉ cần biết tấu nó thành nhân đậu đỏ bùi bùi, ngon miệng rất lạ. Đừng quên cho gừng, nước cốt dừa vào để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ:

Cách nấu chè trôi nước đậu đỏ:

Chuẩn bị nhân đậu đỏ: Đậu đỏ luộc chín rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn cùng với dừa nạo sấy và đường trắng, trộn thật đều. Cho bột nếp vào tô lớn, đổ từ từ nước ấm thành một khối dẻo mịn. Cắt bột thành từng phần bằng nhau rồi vo tròn. Đè dẹt từng viên bột tròn và cho nhân đậu vào giữa bột sau đó cẩn thận viên tròn bột lại, nắn đều để đảm bảo nhân khi bị trôi ra ngoài. Tương tự làm cho đến khi hết bột. Cho gừng cắt lát cùng đường nâu và 500ml nước bắc lên bếp, khi hỗn hợp sôi đều thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi hỗn hợp chuyển màu cánh gián đẹp mắt thì tắt lửa. Luộc viên trôi nước bằng nồi khác đến chín, vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra để các viên bột không bị dính nhau. Múc nước chè vào chén, thêm viên trôi nước vào và thưởng thức.

Xem chi tiết công thức: Chè trôi nước nhân đậu đỏ

Món chè không quá khó để thực hiện, chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn trên là có ngay một món ăn ngon để cúng trong ngày rằm.

Xem thêm:

Cobe Lilom

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Gợi ý 4 ngôi chùa dâng sao giải hạn cúng rằm tháng Giêng linh thiêng tại TP Hồ Chí Minh Nhắc đến một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hồ Chí Minh chúng ta không thể không kể tên đến chùa Vĩnh Nghiêm. 10 Điều Kiêng Kỵ Trong Rằm Tháng Giêng Để Tránh Cả Năm Không Xui Xẻo Vào ngày rằm đầu năm có một số điều kiêng kỵ mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình. Cách cúng rằm tháng Giêng mang lại tài lộc cả năm Tùy vào kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Cùng tìm hiểu cách cúng rằm tháng Giêng này nhé.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác