Blog

Bí quyết bảo quản bánh chưng, bánh tét dùng được lâu đến tận 10 ngày Tết

bởi Mỹ Mỹ
Mon, 20 Jan 2020 09:21:00 GMT

Bánh chưng, bánh tét là những loại bánh đại diện cho quê hương, đặc trưng không thể thiếu trên mâm cơm cúng Tết ông bà. Nhưng nếu không biết cách bảo quản bánh chưng, bánh tét đúng cách, bánh sẽ dễ bị hư, mốc và thiu. Dùng bánh chưng, bánh tét hư mang lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lý do bánh chưng, bánh tét hư, và cách bảo quản bánh chưng, bánh tét đúng cách nhất nào.

Bánh chưng, bánh tét là món bánh truyền thống, không thể thiếu của mỗi mâm cơm cúng ông bà ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng, phổ biến khi nói đến những ngày đầu năm. Nhưng ngày Tết thì dài, mà bánh chưng, bánh tét lại có hạn sử dụng ngắn. Nếu không biết cách bảo quản đúng cách, bánh chưng, bánh tét rất dễ bị mốc, ôi thiu, khiến người ăn có thể bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,...rất ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu muốn dùng bánh chưng, bánh tét được lâu, vẫn giữ đúng hương vị ngày Tết, thì cùng tìm hiểu những lý do và cách bảo quản bánh chưng, bánh tét đúng cách này nào.


Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày Tết

Cách bảo quản bánh chưng đúng cách.

1. Bảo quản bánh chưng ở nhiệt độ phòng.

Theo cách bảo quản truyền thống, bánh chưng sau khi luộc xong sẽ phải được rửa sạch với nước đun sôi để nguội. Việc này giúp chất nhựa trong lá chuối được rửa sạch, sau đó mang đi treo bánh chưng nơi thoáng mát phơi cho khô ráo.


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Bánh chưng

Bánh chưng sau khi được treo nơi khô thoáng, sẽ được đem chất thành chồng, dùng một miếng ván và vật nặng đè lên, để ép nước trong bánh ra. Với cách bảo quản bánh chưng này, bánh chưng có thể dùng được trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, tùy theo khí hậu vùng miền và cách gói bánh chưng có chặt tay hay không, mà thời gian sử dụng bánh chưng có sự chênh lệch khác nhau.

2. Bảo quản bánh chưng ở trong tủ lạnh.

Để thời gian sử dụng bánh chưng được lâu, nên giữ bánh chưng vẫn còn được gói trong lớp lá vào ngăn đông tủ lạnh. Khi cắt bánh, nên dùng tới đâu cắt tới đó, phần bánh còn lại nên bọc màng bọc kĩ, và cho lại vào tủ lạnh. Bọc bánh kĩ sẽ giúp phần rìa bánh không bị khô.

Hạn sử dụng của bánh chưng bảo quản trong tủ lạnh sẽ dài hơn, khoảng 15-20 ngày. Nhiều gia đình sợ bỏ bánh chưng và tủ lạnh sẽ làm bánh bị khô cứng và bị sượng, còn hay gọi là lại gạo. Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, đặc biệt là miền Nam, bánh chưng rất dễ bị thiu, hoặc bị mốc.

Đa số các loại thực phẩm bị mốc đều sinh ra độc tố aflatoxin. Loại độc tố này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người qua một thời gian dài tích tụ aflatoxin từ thực phẩm. Do đó, phương pháp bảo quản bánh chưng bằng tủ lạnh là phương án được hầu hết người Việt sử dụng.

Cách bảo quản bánh tét ngon đúng điệu.

1. Bảo quản bánh tét ở nhiệt độ phòng.

Khác với cách bảo quản bánh chưng, bánh tét lúc mới luộc ra còn nóng nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh tét nguội hoàn toàn. Không nên để bánh tét vào trong tủ hay bọc kín bánh, bánh sẽ bị bí và hầm hơi, gây nên mùi chua, làm bánh tét rất dễ hư.


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Bánh tét nhân thịt

Bánh tét cũng cần ép hết nước ra ngoài, việc trữ nước trong bánh làm vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi. Bánh tét khi treo nơi thoáng mát, sẽ bảo quản được trong khoảng 2-3 ngày. Cũng giống như bánh chưng, bánh tét để bên ngoài có hạn sử dụng còn phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, và cách gói bánh tét nên chị em nội trợ cũng cần lưu ý thêm.

2. Bảo quản bánh tét ở trong tủ lạnh.

Vì thời gian bảo quản bánh tét bên ngoài nhiệt độ phòng chỉ khoảng 2-3 ngày, nên nếu vẫn không ăn hết được bánh tét, bảo quản bánh tét bằng tủ lạnh sẽ hợp lí hơn. Bánh tét để vào ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp bánh tét không tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài và thời tiết miền Nam thường nắng nóng, từ đó, giúp bánh tét có hương vị thơm ngon, không dễ bị hư và thiu.

Bên cạnh đó, nếu muốn bảo quản bánh tét lâu hơn, chị em nội trợ có thể mang bánh tét cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Với nhiệt độ thấp như ngăn đông, khoảng -5 đến -10 độ C, bánh tét có thể bảo quản trong khoảng 15 ngày.

Những lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày Tết.

1. Khâu gói bánh chưng, bánh tét.

Như đã nói trên, việc bảo quản bánh chưng, bánh tét ngày Tết còn phụ thuộc vào cách gói bánh có chuẩn hay không. Trước khi gói bánh chưng, bánh tét, khâu chuẩn bị lá phải được làm sạch thật kĩ. Lá được dùng gói bánh chưng và bánh tét thường là lá dong hoặc lá chuối. Lá sau khi được mua về sau khi được rửa sạch với nước ấm thì mang đi trụng với nước sôi để khử vi khuẩn. Sau đó, lá gói bánh chưng, bánh tét được lau kĩ, và phơi dưới nắng mặt trời cho khô ráo.


Xem thêm: Hướng dẫn gói bánh Tét đúng cách

Muốn bánh chưng, bánh tét được ngon, phải gói bánh vừa tay, không quá chặt cũng không quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt tay dễ làm hạt gạo bị nén, gây nên hiện tượng lại gạo hay còn gọi là sượng bánh, làm ảnh hưởng đến chất lượng. Còn nếu gói bánh quá lỏng, bánh sẽ không được kết dính, gây hiện tượng rời rạc, dễ làm bánh bị vô nước khi luộc, bánh sẽ rất dễ bị hỏng.

2. Cách cắt bánh chưng, bánh tét giữ đúng hương vị bánh truyền thống.

Dao cắt bánh chưng, bánh tét phải là dao sạch, không bị dính bẩn. Tuyệt đối không dùng dao đã cắt các loại thực phẩm khác, chưa được làm sạch đi cắt bánh chưng bánh tét. Vi khuẩn từ các loại thực phẩm sẽ làm bánh chưng, bánh tét bị hư, dễ gây nấm mốc trong bánh. Một số nơi truyền thống, mọi người thường dùng dây lạt để cắt bánh chưng, bánh tét, để cắt khoanh đều và đẹp, nhưng dây lạt cũng cần phải được rửa sạch và phơi khô nhé.

Khi bánh có hiện tượng bị mốc nhẹ, thường thấy là lớp trăng trắng bên ngoài lá gói, để nấm mốc không thể sinh sôi, cách tốt nhất là đem bánh đi hơ trên lửa, sau đó dùng màng bọc gói kĩ cho vào tủ lạnh là có thể dùng dần. Nếu thấy bánh có hiện tượng bị lại gạo, nếu vẫn còn gói trong lớp lá thì mang bánh đi luộc, còn nếu bỏ lớp lá rồi, có thể mang bánh đi hấp.

3. Dùng bánh chưng, bánh tét sau khi bảo quản trong tủ lạnh.

Hiện tượng thường thấy sau khi bảo quản bánh chưng, bánh tét trong tủ lạnh là phần rìa bánh hay bị khô cứng, và có cảm giác hơi sượng khi ăn. Chị em có thể giải quyết bằng cách rán bánh chưng, bánh tét, hoặc mang đi hấp, hay đơn giản hơn là cho vào lò vi sóng.

Nhiều nhà khoa học đã khuyên rằng, dùng lò vi sóng hay hấp lại bánh, sẽ tốt hơn là dùng phương pháp rán bánh chưng, bánh tét. Nên hạn chế các phương pháp này, vì sẽ làm tăng lượng dầu mỡ trong các bữa ăn ngày Tết, vừa làm mọi người tăng cân, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người bị béo phì hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.


Bánh tét chiên được nhiều người yêu thích

Hi vọng với những bí quyết bảo quản bánh chưng, bánh tét để dùng dần trong những ngày Tết này, chị em sẽ chuẩn bị được những mâm cơm ngon lành mời cả nhà ngày đầu năm. Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, các nàng đừng quên chuẩn bị thêm những món ngon, có thể tham khảo thêm "Món ăn cúng mùng 1, 2, 3 Tết"

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác