Blog

Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Sạch Ngay Trong Vườn Trống Nhà Bạn

bởi Minh Chu
Tue, 21 Jun 2016 11:24:00 GMT

Chỉ với vài chậu đất nhỏ bạn đã có thể tự trộn cho mình nhiều cây cà tím xinh xắn không chỉ để làm cảnh đẹp mà còn có thể thu hoạch trái cà làm rau sạch nữa nhé! Hãy tham khảo ngay các bước hướng dẫn tỉ mỉ sau đây!

Cà tím là loại ra quả được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực hằng ngày. Nếu e ngại các loại rau củ còn tồn dư chất kích thích hoặc thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ với vài chậu đất nhỏ bạn đã có thể tạo riêng cho mình một khu vườn cà tím cho năng suất trĩu quả rồi đấy!

Nguyên vật liệu:

Cách trồng:

Bước 1: Lựa chọn và ươm hạt giống.

Để có những hạt giống chất lượng bạn cần chọn những trái cà tím lớn đều, dài và không bị sâu bệnh để làm giống. Khi trái đã già bạn bổ quả ra, tách phần thịt có chứa hạt vào một khay chứa ngập nước. Ngâm khoảng vài tiếng cho phần thịt quả nở ra và phần hạt nặng hơn sẽ chìm xuống đáy.

Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước từ 24-30 giờ. Tiếp theo vớt ra ngâm nước ấm 50 độ C khoảng 1 tiếng, bước này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh.

Bước 2: Công đoạn làm đất và bón lót.

Trồng cà tím bạn nên chọn loại đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu mùn, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất trước khi trồng cần phơi nắng để diệt trừ mầm mống sâu bệnh, sau đó làm tơi xốp đất, bón lót các loại phân để bổ sung dưỡng chất cần thiết rồi cho vào hộp xốp hoặc chậu để trồng cây.

Bước 3: Quá trình chăm sóc cây.

Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo. Giá gieo hạt giống chia thành các ô nhỏ, xan đất cho phằng đều, tưới nước cho ẩm đất rồi gieo từ 2,3 hạt vào một ô.

Khi cây con trồng trong giá có từ  5 đến 6 lá thật và cao 6-8cm, bạn chọn ra khoảng 1, 2 cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu.

Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt  chậu bị khô, hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

Khi cây bắt đầu ra hoa bạn nên cắt tỉa các cành nhánh phía dưới chùm hoa thứ nhất để cho gốc cây được thông thoáng. Khi cây cà ra đợt hoa thứ 2 thì bạn nên bấm ngọn để hạn chế chiều cao và để cho cây ra thêm nhiều nhánh quả, chú ý chỉ nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo và vào khoảng cuối chiều bạn nhé.

Cây cà tím có thể phát triển tán khá to và rộng lên khi cây bắt đầu phân nhánh để tránh tình cạnh cây bị đổ sau này bạn cần làm giàn tre, nứa để chống. Chỉ sau khoảng 1 tháng trồng thì cây bắt đầu ra hoa và sau khoảng 2 tháng thì cây cho thu hoạch trái. Có thể bạn chưa biết rằng thời gian thu hoạch cà tím khá dài, cây ra hoa và đậu trái liên tục trong vòng từ 4-5 tháng, còn nếu bạn chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 7 đến 8 tháng.

Trong thời gian thu hoạch bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra sâu bệnh  và có phương án phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính của cà tím là sâu ăn lá, xâu xám, bọ rùa, bệnh đỏ và rệp…

Để đảm bảo chất lượng rau sạch và an toàn thì chỉ những trường hợp cây bị sâu bệnh phá hoại nặng mới nên phun thuốc trừ sâu. Một mẹo nhỏ cho bạn giúp loại trừ xâu bệnh hiệu quả là thời gian sáng sớm lên chịu khó bắt xâu cho cây, chỉ cần vạch lá bên dưới .
Không nên tưới nước quá nhiều cho cây để phòng ngập úng và các bệnh gây hại do nấm và vi khuẩn gây hại ở rễ cây.

Bước 4. Thu hoạch quả

Khi trái cà tím lớn đẫy, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt, da quả bóng, căng đều là bạn có thể thu hoạch được. Chú ý không để quả cà quá già vì chất lượng sẽ bị giảm sút.

Với những quả cà tím to, màu sắc bắt mắt thì các chị em có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cho gia đình bao gồm: chiên, xào, kho, nướng, ...

Cùng tham khảo các công thức thơm ngon sử dụng cà tím làm nguyên liệu


Hướng dẫn làm cà tím bằng lò vi sóng vừa ngon vừa tiện lợi


Cách làm món
cà tím xào sốt thịt bằm ngon miệng bắt cơm

Công thức món cà tím om chay với hình thức bắt mắt, tốt cho sức khỏe

Có thể bạn quan tâm:

(Nguồn: ketnoikienthuc.com)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Trồng rau trên sân thượng Trồng rau trên sân thượng không những giải quyết được nhu cầu rau sạch mà còn thu về các giá trị vật chất và tinh thần khác Cách trồng hoa thủy tiên đón Tết về Có cách trồng hoa thủy tiên bằng sỏi này, chắc chắn ngày Tết sẽ có những chậu hoa thủy tiên xinh đẹp, tô điểm thêm gia đình, mang lại nhiều điều lành, may mắn. Cách trồng hoa hồng nhàn tênh bằng khoai tây Khoai tây cung cấp các chất dinh dưỡng và độ ẩm cho hoa hồng, cho phép phát triển rễ một cách khỏe mạnh. Tìm hiểu cách trồng hoa hồng bằng khoai tây này nhé.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác