Blog

Lợi ích không ngờ khi dùng nước mía cho trẻ ăn dặm

bởi Bé Bắp
Thu, 19 May 2016 14:52:00 GMT

Hầu hết các bà mẹ ưa dùng nước hầm xương để tạo độ ngọt cho món ăn dặm của con. Tuy nhiên, có một nguyên liệu khác không chỉ ngon mà còn mang lại vô cùng nhiều lợi ích cho bé, đó là nước mía.

Hầu hết các bà mẹ ưa dùng nước hầm xương để tạo độ ngọt cho món ăn dặm của con. Tuy nhiên, có một nguyên liệu khác không chỉ ngon mà còn mang lại vô cùng nhiều lợi ích cho bé, đó là nước mía.

Theo các chuyên gia, việc dùng nước hầm xương để nấu cháo hay chế biến đồ ăn dặm thực chất chỉ giúp tạo độ ngọt, chứ không mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, dùng quá nhiều nước hầm xương còn gây thừa béo, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Thay vì dùng nước hầm xương, mẹ có thể sử dụng nguyên liệu hữu ích khác là mía. Nước mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tạo độ ngọt nhẹ cho món ăn mà còn rất bổ dưỡng và an toàn. Cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời và cách sử dụng nước mía cho trẻ ăn dặm nhé!

Cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào

Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong nước mía rất dồi dào nguồn khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nước mía chứa khoảng 70% lượng đường tự nhiên và nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, vitamin C, B1, B2, B6… Sử dụng nước mía cho con uống trực tiếp, hay nấu đồ ăn dặm đều rất tốt.

Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ

Không chỉ giàu các vitamin, trong nước mía còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali, kẽm, magie… Đây đều là những chất cần thiết để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng của dạ dày, tim, thận và mắt. Do đó, sử dụng nước mía còn giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nữa đấy.

Phòng tránh dị ứng

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị dị ứng bởi nhiều tác nhân như thức ăn, mỹ phẩm… do làn da bé còn mỏng manh và hệ tiêu hóa chưa thật sự hoàn thiện. Để phòng tránh dị ứng, mẹ nên thường xuyên cho trẻ sử dụng nước mía. Với khả năng nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, nước mía sẽ giúp phòng dị ứng hiệu quả cho trẻ.

Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Là loại nước có tính mát nên nước mía giúp thanh nhiệt cực tốt. Không chỉ vậy, loại nước này còn có khả năng giải độc hiệu quả. Vì thế, trong những ngày hè nắng nóng, mẹ đừng quên cho bé uống nước mía nhé.

Cách làm nước mía hạt chia

Phòng chống bệnh tiểu đường cho trẻ

Nhiều người nghĩ rằng nước mía nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại, nước mía còn giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường đấy. Bởi đường trong mía là đường tự nhiên, rất dễ tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu.

Khi nào thì trẻ có thể bắt đầu sử dụng nước mía?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 7 đến 8 tháng tuổi trẻ nhỏ có thể bắt đầu sử dụng nước mía. Ở độ tuổi này, trẻ đã quen dần việc ăn dặm và thích nghi được với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Mỗi ngày mẹ nên cho con dùng lượng nước mía từ 30-50ml. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng thừa chất, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, lạm dụng nước mía để cho trẻ uống hay nấu ăn có thể gây rối loạn vị giác của bé. Do đó, mỗi tuần mẹ chỉ nên sử dụng nước mía cho bé khoảng 2 đến 3 lần. Những ngày còn lại có thể thay bằng nước luộc các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên như cà rốt, su hào...

Cách dùng nước mía cho trẻ ăn dặm

Có 2 cách sử dụng nước mía cho trẻ ăn dặm đó là uống trực tiếp hoặc dùng để chế biến đồ ăn dặm:

Để sử dụng trực tiếp, mẹ chỉ cần ép mía lấy nước rồi cho con uống. Nếu không có sẵn máy ép, mẹ nạo bỏ vỏ mía, cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước là được. Nếu mua nước mía ép sẵn thì nên chọn nơi đảm bảo vệ sinh, an toàn để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn.

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ

Ngoài ra, mẹ có thể cắt mía thành khúc, rửa sạch rồi đun lấy nước. Dùng nước mía đun để nấu cháo và chế biến các món ăn dặm khác cho trẻ đều rất tốt. Nước mía đun có vị ngọt nhẹ, rất thanh giúp món ăn thêm ngon, dễ ăn mà lại không quá béo.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

9 loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm Cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi phát triển của trẻ để có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp, đảm bảo nhu cầu phát triển khỏe mạnh. Top thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm sớm Với một số thực phẩm nếu mẹ vội vàng cho con ăn dặm bé có thể bị dị ứng, ngộ độc và gặp biến chứng khác. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần phải cẩn trọng. Mồng tơi: Rau vàng cho bé ăn dặm Mùa hè, rau mồng tơi lên từng đọt non xanh mơn mởn. Mẹ đừng bỏ lỡ món rau ngon bổ này cho món ăn dặm của con. Cùng tìm hiểu về rau mồng tơi, cực tốt cho bé nhé

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác