Blog

Những loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu

bởi Cobe lilom
Thu, 24 Nov 2016 15:29:00 GMT

Lẩu là món ăn không còn xa lạ với nhiều người, nó luôn xuất hiện trong các bữa ăn, bàn tiệc gia đình. Lẩu hay ăn kèm với bún, rau các loại, hải sản... Vậy, loại rau nào thích hợp để ăn lẩu và loại rau nào không nên dùng khi ăn lẩu. Cùng Cooky giải đáp thắc mắc này nhé!

Lẩu là món ăn không còn xa lạ với nhiều người, nó luôn xuất hiện trong các bữa ăn, bàn tiệc gia đình. Lẩu hay ăn kèm với bún, rau các loại, hải sản... Vậy, loại rau nào thích hợp để ăn lẩu và loại rau nào không nên dùng khi ăn lẩu. Cùng Cooky giải đáp thắc mắc này nhé!

Chọn rau an toàn để ăn lẩu

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên, việc rau ăn lẩu không đảm bảo, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của mình.

Các loại rau nên dùng khi ăn lẩu: Rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen… đậu hũ, khoai tây, cà rốt. Những thực phẩm trên vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Những lưu ý khi chọn rau

- Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Nên chọn mua rau ở những cửa hàng rau sạch. Bởi rau xanh hiện thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm.

- Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm (lẫn nấm độc), giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

- Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn cần nhúng rau kỹ, tránh ăn sống có thể bị ngộ độc.

Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.

Lẩu riêu cua:

Có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối cắt mỏng, ngâm nước muối trắng phau.

>> Xem và lưu lại công thức: Lẩu riêu cua bắp bò

Lẩu ốc:

Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô cắt nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.

Lẩu vịt:

Thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.

Lẩu gà:

Thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống...

>> Xem và lưu lại công thức: Lẩu gà lá giang

Bên cạnh đó, khi chế biến lưu ý kết hợp thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua... vì gây độc. Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

>> Xem và lưu lại công thức: Lẩu Thái hải sản chua cay

Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón càng cần chú ý hơn khi ăn kết hợp ở món lẩu.

Nếu ăn lẩu bên ngoài nên chọn những quán lẩu vệ sinh, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn. Trường hợp có những triệu chứng ngộ độc do ăn lẩu bạn cần được đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

(Nguồn: www.liva.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Gợi ý 5 món lẩu siêu hấp dẫn cho Tết dương lịch Các món lẩu tết thì không thể nào thiếu được trong buổi tiệc đầu năm rồi đúng không nào. Mình đã tổng hợp lại các món lẩu tết ngon lành cho các bạn rồi đây. Cách Làm 10 Món Lẩu Đãi Tiệc Hấp Dẫn Cho Dịp Cuối Tuần Cách nấu những món lẩu thơm ngon cho thực đơn gia đình hay các bữa tiệc. Hãy thử ngay cách làm 10 món lẩu cực hấp dẫn, Cooky chia sẻ dưới đây nhé. Lẩu Thái hải sản chua cay cho ngày se lạnh Tiếp tục nấu nồi nước lẩu đến khi sôi lại thì cho một cái rây vào nồi, đổ me chua vào rây là lọc phần nước cốt xuống nồi, giữ lại phần hạt me nhé! nêm nước mắm

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác