Tác giả
Cẩm nang nấu nướng

Lợi ích của việc cho trẻ vào bếp cùng mẹ

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản, các bậc phu huynh hay giáo viên dạy nấu ăn có thể hướng dẫn các bé làm việc bếp đơn giản như thái rau củ, nắm cơm nắm, cuộn sushi, ... qua đó có thể giúp hình thành kỹ năng nấu nướng sớm ở trẻ và giúp trẻ thêm lạc quan trong cuộc sống và nhiều lợi ích khác.

1. Giúp gắn kết thêm tình cảm giữa trẻ với các thành viên trong nhà

Trẻ nhỏ thường rất thích vào bếp cùng bố mẹ. Chúng thích được gần gũi, trò chuyện xem bố mẹ đang làm gì ở trong bếp. Khoảng thời gian này tạo một mối liên kết giữa các thành viên trong nhà giúp tình cảm thêm gắn bó hơn.

trẻ vào bếp

2. Tạo sự tự tin cho trẻ

Trẻ sẽ cảm thấy vui và tự hào khi được tham gia đạo diễn các món ăn ngon lành cho cả nhà. Bên cạnh đó, việc vào bếp còn giúp bé dần hiểu được tầm quan trọng của gia đình và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng niềm vui cho cả nhà.

trẻ làm bánh

3. Giúp trẻ học được các kiến thức dinh dưỡng lành mạnh

Nấu ăn là cách tuyệt vời để nói về sức khỏe. Do đó, hãy rủ trẻ vào bếp khi chúng còn nhỏ để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng bữa. Trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon hơn với những thức ăn mình tự làm hoặc góp phần làm ra. Và đừng quên nói với trẻ rằng, ăn nhiều cá và các loại rau củ sẽ khiến trẻ thông minh và đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin cùng khoáng chất.

trẻ nấu ăn

4. Nâng cao khẩu vị của trẻ

Khả năng biết nếm và thưởng thức món ăn của trẻ sẽ tăng lên nhiều khi chúng thường xuyên vào bếp cùng bố mẹ. Dù thích hay không thích món ăn do mình làm ra nhưng trẻ sẽ có cách tiếp cận cởi mở với mọi loại thực phẩm và sãn sàng nếm thử những món ăn mới, mùi vị mới.

trẻ nấu ăn cùng mẹ

Cùng trẻ vào bếp cũng là cơ hội lớn để giới thiệu cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của dinh dưỡng, chính kiến về thực phẩm và cái đói. Bố mẹ hãy giới thiệu cho trẻ những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh thực phẩm và cân nhắc “nêm” thêm vào bài học một cách nhẹ nhàng những vấn đề thâm thúy hơn.

Lưu ý khi cho trẻ vào bếp cùng mẹ

  • Cho trẻ xuống bếp cùng sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cưc, song nhà bếp luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm như dao kéo, máy xay, máy trộn, bếp ga, bình ga, bồn rửa… Hãy chắc chắn rằng bạn đã cảnh báo cho trẻ mức độ nguy hiểm để trẻ tránh xa những thứ đó.
  • Nên đặt trẻ ngồi trên ghế riêng nếu trẻ còn nhỏ. Với trẻ lớn, có thể cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế thấp. Để tránh thức ăn vấy bận lên người, hãy cho trẻ mặc một chiếc áo cũ bên ngoài. Đầu tóc của bọn trẻ cần được chỉnh trang gọn gàng để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc như mắc tóc vào máy đánh trứng…
  • Bạn có thể chuẩn bị một góc bàn riêng để trẻ làm quen với các công việc bếp lúc giống mẹ như nhặt rau, nhào bột làm bánh, sắp xếp rau, củ... Khi trẻ học nấu ăn, hãy cho trẻ biết nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Rửa tay trước và sau khi nấu, nhất là khi đi vệ sinh hoặc hắt hơi là cần thiết.

(Nguồn: dantri.com.vn)

Gợi ý xem thêm

Quên mật khẩu
Nhập email để tiếp tục