Đây là những sai lầm phổ biến mà bạn thường gặp trong chế biến nấm rơm, khiến thành phẩm trở nên không ngon và không còn chất dinh dưỡng nhiều.
Những món ăn được làm từ nấm rơm rất ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến đúng cách, đúng kiểu. Nếu như quá trình sơ chế, chế biến nấm rơm không đúng cách thì có khi chúng sẽ trở nên có hại cho sức khỏe của bạn đó. Tìm hiểu thêm về cách chế biến nấm rơm nha!
Nấm rơm là loại nấm dễ tìm, thường mọc đơn độc hay thành cụm trên rơm rạ hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm, nhiều nhất là tháng 7-8. Ngoài nấm nấm mọc tự nhiên, người ta còn trồng quy mô lớn để cung cấp ra thị trường.
Đây là 6 sai lầm phổ biến khi chế biến nấm rơm
Rửa nấm trực tiếp với nước
Thân nấm có dạng xốp và sợi nên khi rửa dễ khiến nước đọng lại trong đó, khiến món ăn không có được độ ngọt đặc trưng. Nếu bạn đã mua nấm rơm có nguồn gốc rõ ràng thì hãy yên tâm chế biến mà không rửa, vì nấm là một loại thực phẩm chỉ phát triển được trong môi trường sạch. Thay vào đó bạn chỉ nên cắt chân nấm, làm sạch bằng khăn giấy ẩm, hoặc bàn chải sạch, thấm sạch.
Nếu cảm thấy bất tiện thì bạn có thể rửa nhanh nấm dưới vòi nước dạng hơi sương, thấm khô rồi mới chế biến. Thêm nữa, không chỉ riêng nấm rơm mà hầu như các loại nấm đều có chứa chất Lysergic, một chất nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D. Nếu rửa sạch quá mức hoặc ngâm trong nước lâu trước khi ăn có thể gây mất chất dinh dưỡng ở nấm rơm.
Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp
Khi chế biến nấm rơm, bạn nên để ở mức nhiệt độ cao vì trong thân nấm có chứa lượng nước, việc duy trì ngọn lửa nhỏ khiến nấm khó có thể chín đều. Nếu nấu nấm rơm ở nhiệt độ thấp nó sẽ ra nhiều nước, nát, nhũn và nhạt nhẽo, không giữ được hương vị của nấm. Việc sử dụng ngọn lửa lớn để nước nhanh chóng thoát ra ngoài, làm chín nấm mà vẫn giữ được màu đặc trưng.
Chế biến nấm trong nồi quá nhỏ hoặc nồi nhôm
Không chỉ riêng khi chế biến nấm rơm mà với bất kì nguyên liệu nào thì sử dụng nồi quá nhỏ khiến nấm có thể tiếp xúc nhiệt lượng để nấm chín đều được. Bạn nên chế biến trong một cái chảo đủ lớn để món ăn chín tới và màu sắc đẹp mắt nhất.
Bên cạnh đó, việc chế biến nấm rơm trong nồi nhôm, việc này nhiều người mắc phải nhưng lại không hề hay biết. Các hoạt chất có trong nấm khi tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả sang màu đen vừa còn gây hại cho sức khỏe của bạn. Tốt hơn hết vẫn nên sử dụng nồi, chảo bằng inox hay thủy tinh để nấu nhé!
Cho quá ít dầu
Nấm rơm hút nước và các chất lỏng khác nên có thể bạn cho quá nhiều dầu ăn mà không có cảm giác là mình đang cho nhiều, với lại do chế biên ở ngọn lửa lớn làm nấm dễ bị cháy xem. Chính vì vậy cần tính toán lượng dầu phù hợp ngày từ đầu để chảo nấu không quá khô.
Quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa, thậm chí còn có nguy cơ trào ngược dạ dày.
Cắt nấm thành nhiều miếng nhỏ
Nấm rơm khá tươi xốp nên quá trình chế biến có thể bị tách ra từng mảnh. Thế nên bạn nên để nguyên hoặc cắt đôi phòng trường hợp nấm bị quắt lại hoặc nát khi đảo với thức ăn.
Ngoài ra khi chế biến thì nên nhẹ nhàng tráng làm nấm rơm bị dập nát. Vết cắt ở nấm sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí nên tốt nhất bạn dùng ngay hoặc trước khi dùng thì lấy nước cốt chanh bôi vào vết cắt.
Bỏ nước ngâm nấm rơm khô
Với các loại nấm tươi mua về có thể chế biến ngay nhưng với nấm rơm khô bạn cần phải ngâm để chúng nở mềm và dễ chế biến hơn. Ai cũng nghĩ nước dùng để ngâm nấm khô chắc là bẩn vì chứa nhiều bụi bẩn, tuy nhiên đó là sai lầm trong trong việc chế biến nấm.
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng nước ngâm nấm khô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bởi trong quá trình ngâm nó sẽ nở ra và tiết ra nước. Nếu bạn đổ nước đi và chỉ ăn nấm thì xem như bạn đang ăn xác nấm chứ không hề có dưỡng chất gì. Vì vậy, bạn không nên đổ bỏ nước ngâm, nên để chúng lắng lại, chắt lấy nước bỏ cặn và dùng để nấu canh hoặc hầm sẽ rất ngon đó.
Lưu ý khi sử dụng nấm rơm
Tùy vùng miền mà nấm rơm được chế biến và sử dụng trong các món ăn khác nhau. Ví dụ như ở miền Nam người ta hay dùng nấm rơm để xào với thịt bò, thịt lợn, nấu lẩu, thậm chí để kho với thịt gà và thịt heo, để nướng với thịt lươn hoặc kho chay nếu thích.
Xem thêm >>> Đậu hũ kho nấm chay
Mặc dù nấm rơm lành tính, song cũng như các loại rau củ khác, không nên ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài. Bạn có thể ăn cách ngày hoặc cách tuần, đồng thời theo dõi sự biến chuyển của cơ thể để bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp.
Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ nấm tươi khoảng ba bốn ngày.
Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
Vì sức khỏe của chính bạn và gia đình, bạn cần lưu ý những điều trên đây nhé!
Tổng hợp