Blog

Chế biến đậu nành với những thực phẩm này cực có lợi cho sức khỏe các mẹ nên biết

bởi Di Chần
Thu, 19 Oct 2017 10:11:00 GMT

Dùng mật ong. nấm mèo đen, đậu xanh,... kết hợp cùng đậu nành sẽ tạo nên các món ăn hoàn toàn có lợi cho sức khỏe, phòng và chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó là những thực phẩm không nên dùng cùng với đậu nành để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Đậu nành luôn được dùng chế biến thành sữa để uống hay làm thành đậu hũ để ăn. Tuy nhiên, ngoài hai món đó ra, chúng ta còn có thể kết hợp cùng với những loại thực phẩm sau đây sẽ đem đến cho gia đình sức khỏe dồi dào. Cùng tìm hiểu nha!

Giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đến sức khỏe

Trong đậu nành có chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. So với các loại thịt, đậu nành chứa nhiều dinh dưỡng hơn.

Đặc biệt, đậu nành có chứa một chất tương tự kích thích tố nữ - estrogen là isoflavones có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Do đó, đậu nành được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto-estrogen). Vì lẽ đó, đậu nành tốt cho tim mạch, não bộ và giúp xương chắc khỏe.

Thông thường isoflavones không bị phân hủy trong nấu nướng vì nó khá bền vững, do đó khi chế biến đậu nành, chất dinh dưỡng này sẽ không biến mất và không bị biến chất, rất an toản cho sức khỏe.

Ở các nước Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam từ xa xưa đã dùng đậu nành vào các món ăn trong gia đình và làm thuốc chữa bệnh rất nhiều. Đôi khi người ta còn dùng đậu nành để thay thế thịt, vì đậu nành chứa nhiều chất đạm hơn, ít cholesterol nên hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Thậm chí trong đậu nành còn có  nhiều calcium hơn sữa bò và lecithin hơn cả trứng. Cùng các amino acid cần thiết mà cơ thể không sản sinh ra được đều có trong đậu nành.

Những thực phẩm chế biền cùng đậu nành tốt cho sức khỏe

1. Sườn bò

Sườn bò chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể gồm protein, calo, vitamin (B12, B5, choline,..), vitamin E, K, thiamine, folate và acid pantothenic giúp sản xuất ra các tế bào não, giúp sản xuất melatonin kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Kết hợp sườn bò với đậu nành giúp bồi bổ cơ thể, chống bệnh trĩ, làm thức ăn bổ trợ điều trị đối với các bệnh như: cao huyết áp, loãng xương, sung phù, thiếu sắt trong máu, suy nhược cơ thể,…

 

Bạn có thể làm món bò hầm đậu nành cho bữa tối gia đình thêm nhiều sức khỏe nè.

2. Cà tím

Ăn cà tím cực kì có lợi cho sức khỏe. Cả vỏ và thịt của cà tím đều giàu chất xơ, kali, magie, chất chống oxi hóa, vitamin C, B6, phytonutrient tăng cường sức khỏe tim mạch; flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim; axit chlorogenic và anthocyanins làm giảm chloresterol xấu, kháng virus, chống ung thư, giúp ngăn ngừa rối loạn tâm thần do tuổi già, cải thiện trí nhớ, kích thích enzyme giải độc trong các tế bào.

Còn đậu nành có tác dụng bổ máu, điều hòa khí huyết, nhuận trường, làm tan vết sung. Chế biến cả hai cùng với nhau sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp chúng ta khỏe mạnh.

Cùng Cooky thực hiện món Cà tím xào đậu hũ tăng cường sức khỏe nhé!

Xem công thức và cách làm chi tiết Cà tím xào đậu hũ

3. Đậu xanh, Đậu đỏ

Cả đậu đỏ và đậu xanh đều có ít calo, ít chất béo, giàu vitamin B1, B12, axit amin, protein,… làm giảm sưng phù, giải nhiệt, bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch,… Kết hợp đậu nành cùng đậu xanh và đậu đỏ trong nấu ăn giúp cơ thể khỏe mạnh, là một thực phẩm hoạt huyết dưỡng não tự nhiên. Thích hợp với những người bị bệnh phù chân tay, da tổn thương do lạnh, người mắc bệnh tim mạch và tuần hoàn máu não.

4. Móng heo và Hoa kim châm

Hoa kim châm có chứa photpholipid là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng não bộ, vitamin A và C chữa bệnh vàng da, chứng mất ngủ, giúp an thai, thanh nhiệt cơ thể. Móng giò giúp cải thiện tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh, tăng sữa cho các thai phụ,… Dùng đậu nành cùng hoa kim châm và móng heo giúp bổ máu, bổ tim, tạo sữa, sang mắt, thích hợp cho các thai phụ thiếu sữa, những người bị bệnh tim nhẹ.

Tham khảo món Móng giò hầm đậu nành của Cooky để bữa ăn thêm dinh dưỡng.

Xem công thức và cách làm chi tiết Canh móng giò hầm đậu nành

5. Táo tàu và Nấm mèo đen

Táo tàu chứa các chất flavonoid, saponin và alkaloids có tính chất kháng khuẩn, chữa đau họng. Đồng thời có nhiều vitamin C, chất chống oxi hóa giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển, ngừa ung thư. Chiết xuất dầu từ táu tàu giúp tóc mọc nhanh và dày. Còn nấm mèo đen là một phương thuốc Đông y chữa các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol trong máu…

Đậu nành kết hợp với nấm mèo đen và táo tàu tạo ra món ăn bổ dưỡng, không chỉ điều hòa khí huyết, tăng cường trí não. Có thể sử dụng món ăn làm thực phẩm bồi bổ cho phụ nữ mang thai, người già yếu, suy nhược cơ thể lâu ngày.

6. Mật ong

Trong mật ong có chứa các khoáng chất, chất hữu cơ, vitamin có lợi cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi. Đồng thời năng lượng ở mật ong khá cao là một món ăn giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả. Dùng kết hợp đậu nành với mật ong giúp bổ tim, tốt cho gan, lá lách, dạ dày, giúp tuần hoàn máu tốt, làm tiêu vết sưng, thích hợp với những người mắc bệnh viêm gan mãn tính, xơ vữa động mạch,…

Tuy nhiên, bạn không nên dùng đậu hũ non với mật ong vì ăn vào có thể làm trướng bụng.

Một số thực phẩm không nên kết hợp với đậu nành

Ngoài những thực phẩm dùng chung với đậu nành mang lại lợi ích sức khỏe , cũng có một vài món không nên nấu cùng đậu nành sẽ gây nguy hại đến cơ thể.

1. Cải bó xôi

Vitamin trong cải bó xôi sẽ cản trở sự giải phóng nguyên tố đồng vi lượng trong đậu nành, làm tiêu hao dinh dưỡng của thực phẩm. Kết hợp cải bó xôi và đậu nành khiến thức ăn không thể phát huy tối đa hiệu quả của các chất dưỡng mà còn gây ra những tác dụng phụ đến cơ thể. Do đó, chúng ta không nên dùng chung hai thực phẩm này với nhau.

2. Thịt heo

Axit trong chất xơ của đậu nành khi kết hợp cùng canxi, sắt, kẽm,.. có trong thịt heo sẽ tạo nên phản ứng hóa học, gây cản trở và làm giảm khả năng hấp thụ muối khoáng của cơ thể.

3. Cần tây

Hàm lượng sắt có trong đậu nành khá cao, vì vậy khi kết hợp cùng chất xơ trong cần tây sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

4. Tôm

Tuy đậu nành là thực phẩm dễ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể nhưng khi dùng chung với tôm sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa dễ gây ra các bệnh về đường ruột.

5. Sữa chua

Thành phần hóa học trong đậu nành sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa canxi, dưỡng chất, vitamin trong sữa chua, không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất không nên kết hợp cả hai thứ này với nhau.

Một số lưu ý khi dùng đậu nành

Không dùng đậu nành đối với những người sau đây:

- Người bị lạnh bụng, tiêu chảy, bị đầy hơi.

- Người mắc bệnh thận.

- Người nhiễm bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính.

- Người có mức axit uric cao.

- Người mắc bệnh gút.

- Người dị ứng với đậu nành.

Ngoài những cách dùng đậu nành thông thường (nấu uống, làm đậu hũ), đậu nành còn có thể kết hợp cùng với mật ong, táo tàu, cà tím,… tạo thành những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các mẹ nhanh chóng lưu lại để kết hợp dần dần cho gia đình bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những điều cần tránh khi sử dụng sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe Tuy sữa đậu nành là thức uống rất tốt với sức khỏe đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Nhưng khi sử dụng ta cần phải lưu ý những kiêng kỵ không dùng chung đấy! 3 Bước Làm Bột Đậu Nành Cực Dễ Tại Nhà Không Lo Hóa Chất Cách làm bột đậu nành bằng cách cho hạt đậu nành vào chảo, rang đều tay. Không để lửa to khiến hạt đậu chín không đều và bị cháy. Rang đến khi hạt đậu vàng đều Mách bạn cách nhận biết sữa đậu nành thật và sữa chứa hóa chất độc hại Cách phân biệt sữa đậu nành nguyên chất và sữa đậu nành hóa chất

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác