Blog

Nhận dạng tên các loại bánh Âu thường được bán tại các cửa hàng bánh ngọt ở Việt Nam

bởi Kim Tuyến Malie
Tue, 21 Nov 2017 17:26:00 GMT

Những cái tên quen thuộc mà chúng ta tình cờ một lần nào đó bắt gặp như muffins, chiffon, cupcake, tart, pie, donut... Tuy nhiên bạn không thể phân biệt nổi chúng là những loại bánh gì mà phân biệt chúng ra sao? Hay chỉ gọi chung chúng là bánh ngọt hoặc bánh Âu. Sự thật là có nhiều dòng bánh khác nhau và tên gọi khác nhau. Và phân biệt chúng không hề khó khăn. Cooky sẽ giúp bạn!

Cooky chắn chắn trong trong mỗi chúng ta sẽ có ít nhất một lần đã từng nghe qua tên các món bánh như cheesecake, chiffon, tart, muffins…và còn rất nhiều cái tên khác nữa phải không nào? Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng chúng khác nhau như thế nào và dựa vào đâu để nhận biết chúng hay chưa? Hay chỉ gọi chung chúng là bánh ngọt hoặc bánh Âu? Cooky sẽ cùng bạn phân biệt tên các loại bánh phương Tây này nhé!

1. Bread – Bánh mì 

Bread được chia làm hai loại:
- Bánh mì thường (Lean yeast bread): Đây là loại bánh mì quen thuộc với rất nhiều người. Bánh mì nóng giòn chỉ được làm từ bột mì, nước và men nở, đôi khi có thêm một chút muối. Có nơi sử dụng men nở hoặc không, chính vì vậy, bánh mì thường cũng được chia ra thành 2 loại nữa là bánh mì thường qua ủ bột và bánh mì thường không ủ bột.
- Bánh mì ngọt (Rich yeast bread): Đây là loại bánh mì ngoài những thành phần chính là một mì, men nở, nước. Chúng còn có một số thành phần khác mang đến vị ngọt và độ béo như bơ, sữa, đường…Chính vì vậy loại bánh mì này có mùi hương, độ béo ngọt và nhiều hình dạng khác nhau.
Xem thêm: Hướng dẫn làm bánh mì mật ong cho bữa sáng

2. Quick bread – Bánh mì nhanh 

Quick bread là tên gọi của dòng bánh mì không qua giai đoạn ủ bột để bánh lên men mà sử dụng nguyên liệu làm cho bánh nở, bánh mềm mịn, không có độ dai như bánh mì thường. Dòng bánh này thường được làm rất nhanh, có lẽ vì thế mà nó có tên gọi là quick bread. Dòng bánh mì nhanh  bao gồm những cái tên rất quen thuộc mà chắc hẳn bạn đã từng nghe qua như: muffins, coffee cakes, loaf bread,…Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai cái tên thuộc dòng quick bread thường được bày bán nhất tại Việt Nam là muffins và loaf bread
- Muffins: đây là loại bánh có dạng hình cốc, thường được nướng trong những chiếc cốc giấy hoặc loại khuôn dạng cốc. Muffins không có kem, thường bị nhầm lẫn với cupcake. Muffins không quá mềm mịn, không ngọt như cupcake hoặc bánh bông lan. Muffins cơ bản sẽ hòa trộn hỗn hợp khô (bột mì, bột nổi…) cùng hỗn hợp ướt (trứng, bơ, sữa…) và đem đi nướng khoảng 20 phút là có ngay một mẻ bánh muffins.
Xem thêm: Muffins yến mạch bổ dưỡng 
- Loaf bread: loại bánh thông thường có dạng hình chữ nhật. Nguyên liệu làm nên một ổ bánh loaf thường là bột mì, đường xay, bơ, trứng, kem tươi, bột nở… Điều đặc biệt của loại bánh này là chúng thường được kết hợp với nhiều loại hạt, trái cây khô, đôi khi còn có loại bánh mặn kèm thịt xông khói, lạp xưởng.

3. Dòng bánh dạng đĩa với lớp vỏ cứng và lớp nhân tuyệt hảo

- Pie: đây là loại bánh có phần bột được chia làm hai phần, một phần được cán mỏng nắn làm đế bánh, một phần đan lát hoặc lắp kín phía trên. Nhân phía trong thường lá trái cây như táo, thơm, xoài… hoặc nhân mặn.
- Tart: đây là một phiên bản thu nhỏ của pie. Trong khi pie có kích thước to như nột chiếc bánh kem thì tart có kích thước nhỏ hơn, thường đủ cho một người cầm ăn.Tart có đế nhưng được để hở nhân, không đan hoặc lấp mặt như pie. Người ta thường làm những chiếc tart với phần kem trứng và những lớp hoa quả tươi bắt bắt phía trên như dâu tây, việt quất, mâm xôi, đào…
Xem thêm: Làm bánh tart đủ kiểu cho tín đồ cuồng bánh ngọt

4. Dòng bánh không sử dụng lò nướng mà làm chín bằng chất béo 

Những đại diện sáng giá cho dòng bánh không sử dụng lò nướng này chính là donut, pancake, crepe,… đa phần chúng được làm chín bằng phương pháp chiên trên chảo bằng bơ hoặc dầu.
- Donut (Doughnuts): bánh có hình vòng tròn như bánh xe, theo phương pháp truyền thống là chiên ngập dầu nhưng hiện nay cũng có thể nướng. Hỗn hợp làm nên chiếc bánh này cũng là trộn đều những nguyên liệu như bột mì, sữa, bơ, trứng…ủ khoảng 20 phút cho nở to và được định hình, chiên ngập dầu đến khi vàng ươm và căng tròn. Donut được trang trí bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như chocolate, cốm màu, kẹo dẻo, hạnh nhân, các loại mứt trái cây.
Xem thêm: Làm donut chuối cực nhanh tại nhà
- Pancake: loại bánh khá phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và gần đây là châu Á. Bánh là hỗn hợp pha trộn giữ bột mì, bơ, trứng gà, đường, bột nở, đường. Rán bánh trên chảo dạng tròn với đường kính mỗi bánh khoảng 15 cm, bánh hơi dày khoảng 0,5cm. Giữa những lớp bánh thường là kem tươi, mứt trái cây, lớp trên cùng thường là trái cây tươi.
- Crepe: cũng gần giống như pancake, crepe cũng được rán trên chảo nhưng với hình thức mỏng hơn pancake rất nhiều. Cũng có nhiều cách ăn với bánh crepe, gấp bánh theo hình tam giác hoặc hình vuông hay chữ nhật, phía trong có chứa nhân kem và trái cây. Đặc biệt sang đến Việt Nam, bánh crepe được biến tấu cực kỳ thú vị bằng nhân sầu riêng. Một hình thức khác của crepe chính là xếp chồng những miếng bánh mỏng, giữa các lớp là kem tươi và ăn kèm cùng mứt hoa quả hoặc trái cây tươi.
Xem thêm: Hướng dẫn làm bánh crepe sầu riêng mang hương vị Việt Nam

5. Cake – Bánh ngọt 

Cake là tên gọi chung của dòng bánh ngọt có hàm lượng chất béo và độ ngọt cao nhất trong dòng bánh cần trãi qua quá trình nướng. Cấu trúc và  tính chất quan trọng nhất của dòng bánh này là mềm mịn hoặc xốp nhẹ. Tuy bánh thành phẩm sẽ có nhiều hình dạng, kiểu cách, tên gọi khác nhau nhưng điều quan trọng nhất của dòng bánh ngọt này chính là phải cân đo đong đếm nguyên liệu cho thật chính xác. Những cái tên được đề cử cho mục này chính là cheesecake, chiffon, sponge cake, pound cake, angel food, cupcake...
- Cupcake: 4 thành phần khởi nguồn cùa cupcake chính là bột, đường, bơ, trứng. Bánh được nướng trong những chiếc cốc giấy, đủ khẩu phần cho một người ăn. Bánh nở tròn căng, được trang trí thêm kem, các loại topping. Khoảng 20 phút, bạn sẽ có một mẻ bánh cupcake mới toanh thơm ngát.
Xem thêm: Tổng hợp cách làm những loại bánh cupcake nhìn thôi cũng đã thèm
- Pound cake: loại bánh này có lượng chất lỏng như sữa và đường cao. Món bánh này luôn tuân thủ đúng qui tắc của nó là 1 đường, 1 bơ, 1 bột, 1 trứng. Thành phẩm khá nặng và khô. Loại bánh này thường được ăn kèm với mứt trái cây hoặc trái cây tươi để giảm bớt độ ngán.
- Chiffon: đây là món bánh bông mềm, nhẹ như mây, thường tan chảy trong miệng. Bánh nở xốp nhờ quá trình đánh bông lòng trắng trứng, tạo bọt khí từ đó giúp bánh nở. Chiffon thường dùng chiếc khuôn có lõi giữa để nhiệt tỏa đều từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài giúp bánh nở đều.
- Sponge cake: bánh chiffon có kết cấu mỏng nhẹ, ăn rất ngon nhưng khi làm cốt bánh cho bánh kem thường bị xẹp và dễ mềm. Chính vì vậy, sponge cake ra đời để đáp ứng cho nhu cầu này. Sponge cake được đánh bông cả quả trứng thay vì chỉ đánh lòng trắng như chiffon khiến bánh có kết cấu chắc hơn để dễ dàng trang trí kem, trái cây, chocolate...Hiện nay, sponge cake thường được dùng làm cốt bánh bông lan của bánh kem.
- Cheesecake: thành phần chủ yếu của bánh này là cream cheese. Bột được sử dụng rất ít hoặc không sử dụng. Có rất nhiều công thức làm cheesecake khác nhau: bánh cheesecake nướng và chessecake không nướng. Cheesecake thường kết hợp cùng nhiều loại trái cây làm giảm độ ngán. Cheesecake khi ăn thường tan chảy ngay trong miệng, lành lạnh, beo béo, chua chua.
Xem thêm: Làm bánh cheesecake chanh dây không cần lò nướng

6. Cookie – Những loại bánh nhỏ xíu giòn tan beo béo

Cookie có nghĩa là small cake chỉ những loại bánh nhỏ. Có nhiều loại cookie, có loại được làm từ hỗn hợp bột khá giống như với cake. Nhưng trong phần lớn, cookie có hàm lượng nước thấp. Cookie có loại mềm, ẩm, hơi dai và loại khô, giòn, xốp, cứng. Nguyên liệu cơ bản để làm cookie bao gồm bột mỳ, bơ, bột nổi hoặc thuốc muối, sữa và đường. Bên cạnh đó, bánh cookie còn được điểm tô thêm những loại mứt quả khô, chocolate hạt, hương liệu… để tăng thêm phần phong phú.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có phần nào định hình được về các dòng bánh Âu chứ không đơn thuần rằng tất cả đều gọi là bánh ngọt như cách thông thường. 
 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những món bánh ngọt truyền thống dễ làm khiến bạn trở về với đôi quai gánh tuổi thơ Những loại bánh Việt đã gắn liền với nhiều thế hệ như bánh bò, bánh tiêu, bánh còng, bánh cam, bánh tai heo, bánh da lợn thật dễ làm tại nhà. Bột Làm Bánh: Tìm Hiểu Các Loại Bột Làm Bánh Giúp Các Chị Em Chọn Đúng Bột Phân biệt các loại bột làm bánh, bột mì số 8,11,13, bột mì đa dụng là một kỹ năng quan trọng trong làm bánh.Những kiến thức này sẽ quyết định chiếc bánh của bạn Các Lỗi Cơ Bản Khi Làm Bánh Bông Lan Và Cách Khắc Phục Những lỗi làm bánh bông lan mà người mới bắt đầu thường gặp phải. Cooky sẽ đưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi cơ bản khi làm bánh bông lan này nhé

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác