Blog

Những món ăn tết truyền thống của người miền Trung

bởi Minh Chu
Thu, 29 Dec 2016 09:52:00 GMT

Nhắc đến món ăn Tết miền Trung thì bạn không thể nào bỏ qua được những món đặc trưng ngày Tết như: bánh lăn miền Trung, bánh tổ nem chua, chả bò... Các món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung, đã trở thành những giá trị tinh thần không thể thiếu, tạo nên không khí đậm chất Tết miền Trung đấy.

Nếu Tết miền Bắc có bánh chưng, thịt đông,... miền Nam có bánh tét, thịt kho tàu, ... thì Tết miền Trung lại có những món ăn đặc trưng, mang phong vị riêng biệt của một vùng nắng gió. Món ăn Tết miền Trung phải kể đến như: bánh lăn miền Trung, bánh tổ nem chua, chả bò,...

Hãy cùng khám phá những món ăn truyền thống ngày Tết của miền Trung để thấy rõ được điều đó nhé!

Bánh tét miền Trung

Bánh tét làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An, Huế) là thương hiệu bánh tét nổi tiếng và đáng tự hào của người Huế nói riêng và người miền Trung nói chung. Bánh tét miền Trung mộc mạc, giản gị. Nguyên liệu chính cũng giống như bánh tét miền Nam gồm nếp, đậu xanh, thịt heo, ... Tuy nhiên, phần nếp trong bánh hơn phần nhân bánh rất nhiều và bánh được buộc khá chặt. Khiến bánh trong cứng cáp và có thời gian sử dụng lâu hơn. Khác hẳn với bánh tét miền Nam, phần nhân rất nhiều, phần nếp bao ngoài cũng mỏng hơn nhiều.

Bánh tét miền Trung tuy là món ăn truyền thống dùng để ăn trong những ngày Tết nhưng không được đem tặng, biếu như ở miền Nam. Bởi theo quan niệm rằng tên gọi "đòn bánh tét" nghe ví như "đòn roi" (cách mà cha mẹ răng dạy con cái trong nhà ham chơi, liêu lỏng thường dọa chúng là: "đi trể về là được ăn bánh tét nghe chưa").

Bánh tổ

Có câu: "Nem chả Hòa Vang - Bánh tổ Hội An - Khoai lang Trà Kiệu - Thơm rượu Tam Kỳ”, cái tên bánh bánh tổ không biết có tự bao giờ. Chỉ biết bánh tổ có xuất xứ từ Quảng Nam, được xem là một trong những món ngon truyền thống trong những ngày Tết của người dân xứ Quảng. Nguyên liệu chính chỉ từ gạo nếp ngonđường. Khi sên bột nếp và đường thì cho kèm thêm ít gia vị và nguyên liệu phụ trợ tự nhiên như gừng, mè trắng để làm món bánh thêm hấp dẫn.

Khi thưởng thức bánh tổ thì người mới ăn sẽ khá bất ngờ về độ cứng của bánh. Vì thế bánh sẽ được cắt thành những miếng nhỏ sao cho vừa vào miệng. Hoặc có thể đem nướng trên bếp than cho mềm (tránh nướng trực tiếp bẳng lửa sẽ hôi khói). Một cách khác là có thể cắt mỏng bánh tổ rồi đem chiên cho vừa ăn. Chính vì đặc tính khô cứng và ngọt này nên thời hạn sử dụng của bánh tổ có thể kéo dài cả tháng đấy!

>> Xem thêm: Cách làm Bánh Tổ đặc trưng của Tết Miền Trung

Bánh lăn

Nhiều gia đình miền Trung vẫn thường hay dùng bánh lăn miền Trung để cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết. Giống với tên gọi bánh lăn được chế biến bằng cách lăn tròn và nén trộn từ các nguyên liệu như nếp, cà chua, cà rốt, quất, dứa (thơm), gừng, chuối, ... thành hình khối trụ giống bánh tét. Khi ăn bánh được cắt thành những lát mỏng, có thể nhâm nhi với nước trà nóng là rất hợp đấy!

Nem chua miền Trung

Bình Định, Phú Yên hay Khánh Hòa là những địa phương làm nem chua có tiếng của miền Trung. Thông thường nem chua miền Trung không cần phải bổ trợ chua bằng thính gạo mà chỉ trực tiếp phối trộn các nguyên liệu cùng với kỹ thuật tạo vị chua tự nhiên. Những miếng nem chua lớn hơn ngon tay cái được gói trong lá ổi hay lá chùm ruột và được bao ngoài bằng nhiều lớp lá chuối khá dày. Khi nem chín sẽ có màu hồng và có vị chua. Khác với nem chua miền Nam do có thính gạo và muối diêm nên khi nem chín sẽ có màu đỏ và vị thiên về ngọt. Ngoài ra nem chua miền nam được gói trong nylon rồi với bọc ngoài bằng lá chuối.

Khi ăn nem chua miền Trung, bạn cần ăn luôn cả phần lá ỏi hoặc lá chùm ruột bọc ngoài cùng với nem 1 lúc mới có thể cảm nhận được vị chua, thơm, hài hòa hương vị và đặc trưng của nem.

>> Xem thêm: Cách làm Nem Chua chuẩn Tết miền Trung

Chả bò

Chả bò Đà nẵng là thương hiệu chả bò khá nổi tiếng trong món ngon ẩm thực Đà Nẵng được Trung tâm sạch kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 50 món ngon đặc sản nổi tiếng, đóng góp không nhỏ vào thành công du lịch của địa phương. Chả bò cũng là món ăn đặc trưng truyền thống trong ngày Tết của nhiều địa phương miền Trung.

Chả bò thường xuất hiện trong bàn tiệc đãi khách dịp Tết của người miền Trung. Khi ăn thường được cắt lát nhỏ và bày trí khác đẹp mắt. Màu chả bò đỏ nhạt, vị cay thơm của tiêu và hương vị bò đặc trưng tạo nên phong vị riêng biệt cho món chả.

>> Xem thêm: Cách làm Chả Bò cho ngày Tết miền Trung

Dưa món

Nếu miền Bắc chuộng dưa hành, miền Nam chuộng dưa kiệu thì dưa món là món ăn phổ biến và cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Trung.

Dưa món là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu tươi như: cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu, ... mỗi thứ một mớ, sau khi sơ chế được ngâm trong hũ với bí quyết nước ngâm riêng của từng nhà, từng vùng.

Vị ngọt giòn, chua chua của món dưa món rất được nhiều người ưa thích. Dưa món chủ yếu được dùng ăn kèm với bánh tét để tạo cảm giác chống ngấy hiệu quả và giúp ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn.

>> Xem thêm: Cách làm Dưa Món ngon cho ngày Tết miền Trung

Thịt heo ngâm nước mắm

Đa số mỗi nhà đều có thể tự làm cho gia đình 1 hũ to thịt heo ngâm nước mắm đơn giản và nhanh gọn để dùng dần. Với nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng của các tỉnh duyên hải miền trung nên ta cũng không bất ngờ khi món thịt heo ngâm nước mắm cũng là một trong những món ăn được xem là truyền thống trong ngày Tết của người dân nơi đây. Thịt heo ngâm nước mắm không chỉ giúp bảo quản thịt sau chế biến được lâu hơn mà còn tạo nêm vị đặc trung mới cho món thịt. Vị béo mặn và có chút hơi ngọt của các miếng thịt ngâm nước mắm ăn cùng với cơm nóng thì hết sẩy luôn đấy nhé!

>> Xem thêm: Cách làm Thịt Heo Ngâm Nước Mắm thơm ngon

Tôm chua

Tôm chua xứ Huế có thể ví là đặc trưng nhất trong các hương vị tôm chua của các vùng khác. Thịt tôm dai hơi nồng hương men, cay thơm của củ riềng, chua của khế, chát của vả, ăn kèm với các loại rau thơm, mộc mặc mà rất chất tự nhiên. Giống như thịt heo ngâm nước mắm thì nhiều gia đình miền Trung cũng tiến hành ngâm trước nhiều hũ tôm chua để dùng dần trong ngày Tết khá là tiện lợi. Đây là cũng là món nhậu đãi khách khá được các ông yêu thích đấy!

>> Xem thêm: Cách làm Tôm Chua Xứ Huế ngon đúng điệu Tết miền Trung

Những món ăn ngon truyền thống trong ngày Tết trên đây đã phản ánh được sự tận dụng những đặc sản tự nhiên và ứng phó khéo léo với điều kiện nắng nóng, giúp các món ăn vừa được giữ lâu hơn, vừa mang phong bị ẩm thực rất riêng của miền trung. Góp phần tạo nên sự đa dạn và phong phú trong văn hóa ẩm thực truyền thống trong ngày Tết của người miền Trung nói riêng và người Việt nói chung.

Có thể bạn quan tâm:

(Chu Minh)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mâm cơm Tết cổ truyền miền Nam Tất tần tật về mâm cơm tết miền Nam mình đã tổng hợp lại cho mọi người đây. Ý nghĩa, những món ăn của mâm cơm ngày Tết miền Nam chắc chắn sẽ giúp bạn ít nhiều đó. Cách giải bia rượu cấp tốc trong ngày Tết cực hiệu quả Tổng hợp những cách giải bia đơn giản và giải rượu cấp tốc. Cứu cánh những ngày Tết chỉ bằng những nguyên liệu trong bếp vừa an toàn, vừa hiệu quả tức thì luôn. Chuyên đề Tết: Mâm cúng táo quân gồm những gì? 23 tháng chạp, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cúng Táo Quân sao cho đầy đủ nhất. Vậy cúng Tết Táo Quân nên có gì? và cách bày cúng đúng nhất thì chị em tham khảo nhé.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác