Blog

10 món mứt Tết nhà làm đơn giản để bạn trổ tài làm quà biếu Tết cho ngày xuân thêm ý nghĩa

bởi Mỹ Mỹ
Thu, 14 Jan 2021 09:29:00 GMT

Mứt Tết nhà làm luôn nằm trong top tìm kiếm vào những ngày cận Tết. Việc mứt Tết được bán tràn lan, với nhiều loại giá khác nhau, đã gây hoang mang cho nhiều chị em nội trợ. Làm mứt Tết tại nhà sẽ không quá khó, nếu bạn có chút tỉ mỉ, là có ngay món mứt Tết ngon, đảm bảo ngon miệng và an toàn mời cả nhà. Hãy cùng tìm hiểu cách làm và ý nghĩa mứt Tết truyền thống, đảm bảo cả nhà sẽ xuýt xoa vì độ đảm đang của bạn đấy.

Ngày Tết cận kề, mứt Tết luôn nằm trong danh sách các món cần chuẩn bị của Tết cổ truyền Việt Nam. Vấn đề mứt Tết được bán rộng rãi với nhiều mức giá và nguyên liệu khác nhau đã gây hoang mang cho nhiều chị em nội trợ. Thêm vào đó là trào lưu làm mứt Tết tại nhà rất được quan tâm những năm gần đây. Bạn có ý định sẽ tự làm mứt Tết đãi khách và làm quà năm nay?  Cùng tìm hiểu cách làm 10 loại mứt Tết ngon ngọt và bắt mắt tại nhà cùng Cooky.vn nhé!


Mứt Tết Việt Nam

1. Mứt dừa đậu biếc - Ngọt thanh, mới lạ, đổi vị mứt Tết cổ truyền.

Mứt dừa là món mứt Tết cổ truyền mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới. 


Mứt dừa truyền thống

Mứt dừa đậu biếc là sự kết hợp mới lạ giữa màu xanh bắt mắt của hoa đậu biếc, vị sần sật của dừa non, và ngọt béo của sữa đặc. Thay đổi cho khay bánh mứt ngày Tết mọi năm, mứt dừa hoa đậu biếc sẽ là món mứt Tết lạ miệng, gây thu hút cho khách khi đến chúc Tết vào những ngày đầu năm. 


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt dừa đậu biếc

Trong thời gian gần đây, hoa đậu biếc đã gây chú ý và dần trở nên phổ biến trong việc chế biến món ăn vì màu xanh tự nhiên, lạ mắt. Mứt dừa hoa đậu biếc có cách làm tương tự như món mứt dừa truyền thống ngày Tết, chỉ cần thêm bước ngâm dừa non cắt sợi cùng nước hoa đậu biếc để tạo màu xanh, lớp đường áo bên ngoài miếng mứt dừa mịn, tan trong miệng, và không bị gắt nơi cổ họng. Món mứt dừa hoa đậu biếc sẽ là món quà biếu Tết cho gia đình và người thân vô cùng ý nghĩa. 

2. Mứt dừa vị trà xanh - Đậm đà vị trà xanh, béo ngọt ngày đầu năm.

Mứt dừa vị trà xanh với màu sắc và mùi thơm đặc trưng của trà xanh sẽ là món mứt Tết ngon lành mời người thân và bạn bè. Sự kết hợp của trà xanh kèm miếng dừa non dai mềm, vị trà đậm đà, sẽ làm món mứt dừa ngày Tết trở nên hấp dẫn.


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt dừa vị trà xanh

Trà xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe, với màu xanh tự nhiên, trà xanh thường được dùng để tạo màu xanh lá cây, và mùi thơm đặc trưng cho các món ăn, mứt Tết cũng không ngoại lệ. Tương tự như cách làm mứt dừa truyền thống màu trắng, mứt dừa trà xanh chỉ thêm bước trộn dừa non đã sơ chế cùng bột trà xanh cho lên màu tự nhiên. Muốn mứt dừa ngon và không bị lại đường, cần một chút tỉ mỉ trong khâu sên mứt dừa trà xanh, để sợi mứt dừa mỏng, sựt sựt, màu xanh bắt mắt, được áo bên ngoài lớp bột đường ngòn ngọt, ăn hoài không ngán.

Cũng như mứt dừa hoa đậu biếc, mứt dừa vị trà xanh cũng mang ý nghĩa quây quần, sum vầy cho người thân, bạn bè. Nếu còn phân vân không biết nên làm gì để làm thức quà biếu Tết tràn đầy ý nghĩa, mứt dừa vị trà xanh sẽ là ý tưởng tuyệt vời. 

3. Mứt mãng cầu - Chua chua, ngọt ngọt, mời khách đến nhà.

Trong khay bánh mứt Tết thuần Việt, sẽ rất thiếu sót nếu như không có mứt mãng cầu. Mứt mãng cầu có màu trắng đục, dẻo dai, đặc biệt gây thương nhớ ở hương vị chua chua, ngọt ngọt, và các sớ mãng cầu sựt sựt mềm tan, thơm lừng đặc trưng của mãng cầu Xiêm. 


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt mãng cầu

Ăn nhiều mứt mãng cầu, cũng không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe vì mãng cầu Xiêm có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Cách làm mứt mãng cầu không quá khó, là món mứt Tết cổ truyền thường xuất hiện nhiều ở Tết miền Nam. Tùy theo khẩu vị của gia đình, mà gia giảm lượng đường ướp thịt mãng cầu Xiêm. Sau đó mang đi đun sôi trên lửa to, khi nào thấy gần cạn thì để lửa nhỏ liu riu, đảo đều tay cho đến khi mứt mãng cầu sền sệt, ráo và chắc tay là được. Mứt mãng cầu thành phẩm phải có vị chua ngọt, mứt vẫn còn thớ sợi, và không bị ngọt gắt. 


Mứt mãng cầu

Mãng cầu là trái cây không thể thiếu trong mâm ngũ quả truyền thống, mang hàm ý cầu may cho gia chủ, nên mứt mãng cầu cũng mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong may mắn sẽ đến cho cả gia đình. 

4. Mứt gừng - Giòn tan, ấm nóng cho ngày đầu xuân.

Với vị nồng ấm, mứt gừng ngày Tết có ý nghĩa mong cuộc sống gia đình sung túc, đầm ấm. Trong những ngày đầu năm se lạnh, nhấm nhám đôi ba miếng mứt gừng nồng ấm. Mứt gừng có vị ngòn ngọt nơi đầu lưỡi, nhưng dư vị lại hơi cay the, giúp làm ấm cơ thể, đi kèm tách trà nóng, sẽ là món mứt Tết thích hợp mở đầu cho những câu chuyện gia đình đầu năm. 


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt gừng

Bên cạnh tác dụng làm ấm cơ thể, gừng còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nên cho dù có lỡ nghiện mứt gừng nhà làm, cũng không phải lăn tăn ảnh hưởng đến sức khỏe. Muốn làm mứt gừng ngon, nên chọn loại gừng bánh tẻ, không quá già và quá non, thì thành phẩm mứt gừng mới không bị đắng, hay quá cay. Cũng giống các loại mứt Tết nhà làm khác, mứt gừng cũng cần khâu sên mứt tỉ mỉ, để lớp đường bột mỏng bên ngoài áo đều 2 mặt lát gừng, vị ngọt thấm đều vào miếng mứt gừng, tạo nên hương vị đậm đà, ngọt thanh. 

5. Mứt hạt sen - Bùi bùi, thơm thơm cho ngày Tết trọn vẹn.

Mứt hạt sen là món mứt truyền thống đặc trưng của ngày Tết Việt Nam, với ý nghĩa cầu mong gia đình sung túc, con cháu long phụng sum vầy, vui nhà vui cửa. Mứt hạt sen với những viên hạt sen tròn tròn, đưa vào miệng cắn vỡ đôi, thì vị ngọt thanh, xen kẽ vị bùi bùi lan tỏa khắp khoang miệng. Thêm tách trà nóng, cơ thể tự nhiên cảm thấy được thư thái, thoải máy ngay lập tức. 


 Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt hạt sen

Mứt hạt sen vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể an thần, điều trị được nhiều loại bệnh, và đặc biệt là làm đẹp cho phái nữ. Tương tự như cách làm các loại mứt Tết cổ truyền khác, hạt sen khô khi mua về nên ngâm nước ấm cho nở, sau đó mang đi ướp đường, rồi sên cho đến khi khô ráo.

Để tốt cho sức khỏe, nên dùng lượng đường vừa phải, vừa giúp hạt sen có vị bùi béo và ngọt thanh, vừa giúp cả nhà có thể mạnh miệng ăn nhiều mứt hạt sen mà không sợ ăn quá nhiều đường, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

6. Mứt tắc - ngọt lịm như cánh hoa mai vàng ngày Tết.

Bên cạnh các món mứt Tết truyền thống thường thấy, mứt tắc bỗng trở nên được săn lùng trong danh sách các món mứt Tết nhà làm. Mứt tắc tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Với vẻ ngoài màu vàng óng ánh, mứt tắc được tạo hình giống cánh hoa mai vàng, hương vị lại chua chua, ngọt ngọt, xen lẫn vị the the của vỏ tắc. Mứt tắc thơm lừng, bên trong lại mềm dẻo, dai dai, sẽ làm khách đến nhà tấm tắc khen ngon miệng.


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt tắc

Mứt tắc không chỉ để nhâm nhi đãi khách, mà còn có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn. Để làm mứt tắc ngon, mềm dẻo, và có màu đẹp mắt, nên chọn những trái tắc có màu vàng, dùng dao khứa xung quang trái tắc, sau đó bóp nhẹ trái tắc để tạo hình cánh hoa mai năm cánh. Có thể phơi mứt tắc dưới 2-3 nắng, hoặc đem đi sấy ở lò nướng ở 150 độ trong 30-40 phút.

Mứt tắc thành phẩm với tắc trong, vàng ươm, áo lớp đường dẻo bên ngoài, rất bắt mắt, nhìn như cánh hoa mai ngày Tết. 

7. Mứt dừa miếng - Đổi mới, ngon mắt cho khay mứt ngày Tết.

Nếu đã quá quen thuộc với hình dáng mứt dừa truyền thống, mứt dừa miếng sẽ là lựa chọn thú vị cho khay bánh mứt những ngày đầu xuân. Mứt dừa miếng có hình dáng tam giác, hơi to so với mứt dừa truyền thống, nhưng vẫn đảm bảo vị sựt sựt của dừa, ngọt béo của sữa đặc, đặc biệt dù là miếng mứt dừa to, nhưng lại không gây ngán vì vẫn giữ được vị ngọt thanh.

Xu hướng mứt Tết nhà làm đang rất phổ biển, nhưng làm mứt dừa sợi dài, mỏng truyền thống đòi hỏi phải có kĩ năng, sẽ hơi khó cho các chị em nội trợ hơi vụng về, mứt dừa miếng sẽ là lựa chọn thích hợp hơn. Nguyên liệu làm mứt dừa miếng vẫn dùng dừa bánh tẻ, nhưng thay vì bào thành sợi mỏng, thì sẽ cắt thành từng miếng tam giác nhỏ.

Cách sên dừa cũng tương tự như mứt dừa truyền thống, sên đến khi thấy miếng dừa ráo, phủ bên ngoài là lớp đường mỏng, đường kết tinh và không bị lại đường là thành công. 

8. Mứt bí đao - Giòn ngọt, thơm lừng chiêu đãi khách đến nhà.

Mứt bí đao mang trong mình ý nghĩa đem lại sức khỏe và sự phát triển trong năm mới. Mứt bí đao là những thanh mứt màu trắng, phủ bên ngoài là lớp đường cực mỏng, bên trong là mứt bí đảo dẻo, giòn sựt, tan trong miệng, sẽ là món mứt Tết thu hút khách quý khi tới nhà.


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt bí đao

Ngoài hương vị thơm ngon, mứt bí đao còn có tác dụng như bài thuốc giải khát, lợi tiểu, tiêu độc cho những bữa tiệc vui ngày Tết. Bên cạnh đó, mứt bí đao là loại mứt Tết thường gặp trong các món bánh truyền thống như bánh trung thu, bánh pía,...nên không chỉ ngày Tết, mứt bí đao còn có thể dùng suốt quanh năm. Muốn mứt bí đao ngon, nên chọn trái bí già, là trái bí được phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, thì mứt bí sẽ trắng và giòn.

9. Hồng treo gió - ngọt lịm, dẻo thơm, lạ miệng cho năm mới.

Hồng treo gió hiện đang là trào lưu rất được các chị em nội trợ săn lùng cho dịp Tết. Hồng treo gió với màu cam, phủ bên ngoài lớp phấn trắng mỏng, trông rất hấp dẫn. Hương vị của hồng treo gió khá lạ miệng với vị ngọt lịm, dẻo thơm, rất đặc trưng của trái hồng. 


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Hồng treo gió

Hồng treo gió được xem là đặc sản của Nhật Bản. Tháng 11 là thời điểm lý tưởng để làm hồng treo gió, có thể lựa trái hồng vuông hay hồng trứng lửa đều được. Chọn nơi có nắng đều và khô ráo, treo hồng trong khoảng 7 ngày. Mỗi ngày nhớ massage quả hồng đều tay cho tươm mật đều, hồng treo gió sẽ có hương vị thơm ngon. Những ngày đầu năm se lạnh khi cả nhà quây quần, cùng nhâm nhi miếng hồng treo gió dẻo mềm, tươm mật, uống một tách trà nóng, không khí ấm áp đến lạ.

10. Mứt me - chua ngọt, dẻo mềm cho câu chuyện đầu năm.

Nói đến các món mứt cổ truyền, sẽ là thiếu sót nếu như không nói đến mứt me. Mứt me có màu nâu sậm, vị chua chua ngọt ngọt, không chỉ là thức quà biếu Tết ý nghĩa, còn là món ăn vặt nhâm nhi được mọi người ưa chuộng khi trò chuyện cùng người thân, bạn bè. 


Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Mứt me

Bên cạnh vị chua ngọt, ngon miệng, mứt me còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe sau những cuộc vui, ăn nhiều đồ cay nóng những ngày Tết. Mứt me ngon nên chọn loại me chua xanh, sơ chế kĩ càng với nước muối đậm đặc. Đem me đã sơ chế sên đều tay trên lửa nhỏ, tùy vào khẩu vị gia đình mà làm mứt me chua ngọt hay mứt me chua cay, sau đó mang đi phơi nắng cho ráo lớp đường là được.

Xu hướng tự tay làm mứt Tết tại nhà đang trở thành trào lưu mới, không chỉ với các bà các mẹ, mà giới trẻ cũng đang rất hưởng ứng. Việc tự tay làm nên món mứt Tết chiêu đãi người thân, khách khứa khi đến nhà, vừa được khen lấy khen để về sự đảm đang, vừa có mứt Tết ngon lành, đảm bảo an toàn, có thể ăn mạnh miệng mà khỏi suy nghĩ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nếu quan tâm các món mứt Tết truyền thống khác, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều món mứt Tết hấp dẫn hơn tại bộ sưu tập "Những món mứt truyền thống Việt Nam". Hi vọng với các món mứt Tết nhà làm này, cả nhà bạn sẽ có một cái Tết Canh Tý trọn vẹn, với đầy ắp các món mứt Tết ngon cho khay bánh mứt ngày Tết thêm linh đình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác