Blog

Chỉ tiêu đường cho trẻ em theo từng độ tuổi và thực đơn cho trẻ béo phì mà bố mẹ nên lưu ý

bởi Oanh Nguyen Hoang
Mon, 06 May 2019 10:44:00 GMT

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em cần mức đường khác nhau để đủ năng lượng hoạt động và phát triển thể chất, tinh thần. Nếu tiêu thụ vượt quá mức trong thời gian dài trẻ sẽ mắc chứng béo phì, nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe . Vì vậy, để biết con trẻ chúng ta cần lượng đường bao nhiêu là đủ, hãy cùng Cooky.vn tìm hiểu nhé!

Tình trạng trẻ em béo phì tăng nhanh những năm gần đây không còn là vấn đề của nhiều nước phát triển phương Tây mà các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta cũng đang báo động. Bên cạnh yếu tố di truyền, thì nguyên nhân phần lớn từ thói quen thích ăn ngọt, tiêu thụ đường vượt quá nhu cầu cơ thể. 

Béo phì mang đến những nguy cơ bệnh tật cũng như ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho trẻ. Hãy cùng Cooky.vn tìm hiểu thông tin về chế độ đường phù hợp từng độ tuổi và các loại thực phẩm tự nhiên thay thế đường để giúp con trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn nhé!

Lượng đường phù hợp từng độ tuổi của trẻ em

1. Giai đoạn dưới 2 tuổi

Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo không cần thiết thêm các loại đường và chế phẩm từ đường trong chế độ ăn cho trẻ dưới 2 tuổi. Vì giai đoạn này, nhu cầu đường của các bé hầu như được bổ sung đủ thông qua những thực phẩm hằng ngày như sữa (sữa mẹ, sữa công thức), hoa quả, thịt, ,.... .


Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng sữa của bé và tạo thói quen nghiện đồ ngọt sau này.

2. Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi

Từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đi mẫu giáo và vận động thể chất nhiều hơn nên có sự thay đổi về nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại đường sucrose (tên khác là saccharose) có trong đường mía, đường thô, đường cát,.. 


Nếu cần thiết phải thêm những loại đường trên vào khẩu phần ăn, cũng không sử dụng quá 12gr/ngày, tương đương với 3 muỗng cà phê.

0
Thay vào đó nên bổ sung bằng các thực phẩm chứa lượng đường tự nhiên như rau củ, trái cây,...

3. Giai đoạn từ 5 đến 8 tuổi

Lứa tuổi này hệ tiêu hóa của bé gần như hoàn thiện nên thực đơn cho trẻ đã đa dạng và gần với bữa ăn của người lớn hơn. Nhưng không vì vậy mà phụ huynh lơ là mức tiêu thụ đường của trẻ, đặc biệt là không cho trẻ sử dụng quá 15 gr/ngày. Trẻ em ở độ tuổi này rất thích các chất ngọt từ bánh kẹo, thức uống bổ sung đường,... vì chúng làm dịu cơn đói nhanh. 


Phụ huynh nên giảm thiểu tới mức tối đa cũng như cùng con trẻ tạo thói quen dinh dưỡng tốt, nói không với đường ngọt.

4. Giai đoạn 9 đến 13 tuổi

Trẻ em bước vào thời kì phát triển toàn diện về thể chất và chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì nên yêu cầu nguồn năng lượng cần thiết cao rõ rệt, ước tính trung bình khoảng 1600 đến 1800 kcal/ ngày, nhu cầu về lượng đường cũng tăng theo. Vì vậy, bậc cha mẹ cần kiểm soát mức tiêu thụ đường của trẻ từ các bữa ăn chính, phụ không nên vượt 30gr/ngày

Những nguồn đường tự nhiên thay thế cho đường tinh chế

Đường là một loại gia vị góp mặt nhiều trong các món ăn, tuy nhiên đường tinh chế mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ nhỏ như mất cân bằng dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, sâu răng,....Việc sử dụng từ nguồn chất ngọt tự nhiên để thay thế là hoàn toàn cần thiết để giữ gìn sức khỏe của trẻ ngay từ những bước quan trọng đầu đời.

1. Mật ong

Từ lâu đời, mật ong đã được sử dụng với mục đích chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Không những thế, mật ong còn là chất làm ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng, chống oxy hóa cao. Thực phẩm thiên nhiên này tốt là vậy nhưng cần nhớ tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ở độ tuổi đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt, chưa thể đối phó với các bào tử vi khuẩn có trong mật ong.

2. Mật mía (đường mật mía - rỉ đường)

Đây là sản phẩm phụ của quá trình chế biến đường mía. Nói cách khác, đó là chất lỏng còn sót lại sau khi đường kết tinh, không chỉ là chất làm ngọt nó còn giữ lại một số chất dinh dưỡng tự nhiên trong cây mía gồm kali, magiê, vitamin B6, đồng, selen và mangan. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm dùng đường từ mật mía để bổ sung vào bữa ăn cho trẻ.

3. Chất ngọt từ rau củ quả, trái cây tươi

Rau củ quả và trái cây tươi đã quen thuộc với mọi nhà lại dễ dàng kết hợp cùng các món ăn. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu khoa học, đường mannose được tìm thấy nhiều trong các loại trái, rau đậu như nam việt quất, táo, cam, đào, bông cải, đậu xanh,.. có thể giúp hạn chế sự tăng trưởng của các khối u bệnh ung thư. 

Ngoài việc cho con trẻ ăn trực tiếp trái cây tươi, trong quá trình nấu ăn các mẹ nên lấy chất ngọt tự nhiên để thay thế đường tinh luyện như: nước dùng rau củnước ép hoa quả,... vừa làm dậy hương vị thức ăn, vừa tốt cho sự trao đổi chất của con trẻ.

Hướng giải quyết và thực đơn cho trẻ bị béo phì

Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như nguy cơ tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, tim mạch,... và xu hướng tâm lý trầm cảm do tự ti về ngoại hình. Cho nên trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý và đa dạng giúp trẻ giảm cân mà vẫn khỏe mạnh thể chất lẫn tinh thần. Vậy hãy cùng Cooky.vn tham khảo chế độ cho trẻ béo phì dưới đây nhé!


 Nên dùng phương pháp luộc, hấp thay cho các món rán, xào. Hãy thử công thức cá diêu hồng hấp hành gừng cho bé nhà mình nhé! 


Xem và lưu chi tiết cách nấu món canh rau dền mồng tơi riêu cua đầy bổ dưỡng này cho con trẻ.


Salad trái cây với nhiều màu sắc lại tươi ngon sẽ kích thích bé và quên đi cảm giác thèm ăn các đồ ngọt có hại


Các mẹ có thể biến tấu một chút với sữa gạo Hàn Quốc thơm ngon, bổ dưỡng bên cạnh sữa không đường nhé!


Khẩu phần ăn hợp lý, dinh dưỡng là quan trọng nhưng bậc cha mẹ nên dành thời gian cùng con trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao để quá trình giảm cân thêm hiệu quả nhé!

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Cách Chế Biến Và Cất Giữ Đồ Ăn Dặm Theo Kiểu Nhật (Phần 1) Cách nấu và bảo quản đồ ăn dặm cho bé, đơn giản cho mẹ bỉm sữa. Cooky sẽ bày bạn cách chế biến và bảo quản đồ ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật rất hiệu quả đấy nhé Cách hay để đuổi sạch kiến ra khỏi lọ đường nhanh nhất Bạn đổ đường 1 tờ báo sạch để ở nơi khô thoáng rồi gõ cho kiến bò ra ngoài rồi giết. Sau khi hết kiến thì đổ đường vào lọ trở lại. Ăn quả lê mỗi ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu Lượng đường trong máu của bạn dễ lên dễ xuống và không thể nào kiểm soát được, và việc giảm cân cũng khó khăn, vậy thì phải ăn quả lê mỗi ngày nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác