Blog

Những bí quyết làm bánh chưng ngon, đẹp mắt để mâm cổ ngày Tết được trọn vẹn hơn

bởi Di Chần
Fri, 29 Dec 2017 14:29:00 GMT

Tết là lúc mà trên mâm cổ không thể nào thiếu được những chiếc bánh chưng vuông vắn, xinh xắn với màu xanh đậm đẹp mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gói được những chiếc bánh chưng đúng chuẩn dành riêng cho ngày Tết. Nhưng chỉ với những cách làm bánh chưng này, chắc chắn tết năm nay mâm cổ dâng lên tổ tiên sẽ trọn vẹn và ấm áp hơn.

Mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên cho ngày Tết thêm vẹn tròn

Cách làm (cách gói) bánh chưng thế nào cho đẹp? Cách luộc bánh chưng chín đều hay cách luộc bánh chưng xanh, không bị lại đậu... và những kiến thức hữu ích khác đang chờ bạn khám phá ngay sau đây nhé.

Lưu ý: Ngâm đậu và nếp từ tối hơm trước để có thể bắt đầu gói bánh chưng vào buổi sáng. Nấu bánh chưng chín giữa đêm và đơn giao thừa luôn nhé!

Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên

cách luộc bánh chưng xanh

Nồi tole - loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Nên thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.

Dùng nước tro để ngâm nếp

ngâm nếp - cách luộc bánh chưng xanh

Một số gia đình miền Trung đã ngâm nếp cùng với nước tro vì tro có tính kiềm nhẹ. Giúp tăng độ kiềm của nếp, dẫn đến nấu bánh chưng, nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc rất đẹp nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon cần có của bánh chưng.

Lá riềng vừa giúp cho bánh có màu xanh, lại giúp cho bánh thơm hơn nữa

>> Xem thêm: Cách làm bánh chưng hải sản

Nếp đã được ngâm qua nước tro trộn với nước lá riềng, sẽ giúp cho gạo ếp dẻo và thơm hơn. Hơn nữa, bánh chưng sẽ có màu xanh tuyệt vời từ ngoài vào trong.

Dùng nước chanh hoặc nước dứa giúp bánh chưng có màu xanh đẹp mắt

gạo nếp ngâm nước lá dứa - cách luộc bánh chưng xanh

Ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng vì nước dứa tạo nên môi trường kiềm. Trong khi nước chanh có độ kiềm mạnh hơn nên các bạn chỉ cần vắt chanh vào. Như vậy, bánh sẽ nhanh chín hơn và có được một màu xanh tự nhiên.

Gói bánh chưng đúng phương pháp để bánh có màu xanh

cách làm bánh chưng xanh

Để giúp bánh chưng xanh tự nhiên, bạn còn cần lưu ý về kỹ thuật gói bánh chưng nữa. Các bạn nên xếp xen kẽ lá nằm ngang và lá nằm dọc, lá ngoài cùng sẽ là lá già nhất. Khi luộc xong bánh, lớp là già bên ngoài này sẽ giúp cho bánh có một màu xanh đẹp mắt.

>> Xem thêm: Cách làm Bánh chưng gạo nếp lứt

Nấu bánh có kỹ thuật để vỏ bánh chưng có màu xanh mà không cần hoá chất

Điều quan trọng nhất là cách luộc bánh chưng xanh. Dùng lá dong còn dư để lót đáy nồi. Lượng lá lót này sẽ giúp cho nồi khó bị cháy nhưng vẫn làm tăng sắc xanh của bánh chưng.

cách luộc bánh chưng xanh chín đều

Hơn nữa, khi nấu bánh được một nửa thời gian thì các bạn nên thay nước luộc bánh chưng, như vậy sẽ giúp bánh được ngon hơn và có màu xanh tự nhiên.

Ngày nay, công việc bận rộn khiến mọi người không có thời gian ngồi lại gói bánh chưng, bánh tét. Nhưng Tết cả nhà cùng ngồi gói bánh, quay quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì rất vui và ý nghĩa lắm nhé! Qua bài viết này, chắc bạn đã tích lũy cho mình kiến thức luộc bánh chưng đúng cách rồi phải không nào! Hãy xếp lịch và thử gói bánh chưng ngay nhé! Ngày tết đã cận kề rồi đấy!

>> Xem thêm: Cách làm Dưa món ăn kèm bánh chưng

>> Xem thêm: Cách làm Củ kiệu ngâm đường

Có thể bạn quan tâm:

Cách làm bánh chưng cho ngày Tết rộn ràng

Nói đến món Tết, phải kể đến đầu tiên là bánh chưng, bánh tét. Ở miền Bắc, nhà nào cũng có những chiếc bánh chưng vuông vắn để cúng ông bà, tổ tiên. 

Những chiếc bánh chưng nấu sẵn đâu khó mua, nhưng vì muốn được tự tay gói, cũng như muốn tạo dịp gia đình sum họp, nhiều người vẫn chọn tự nấu bánh chưng để cúng và làm quà biếu.

Để làm bánh chưng đòi hỏi rất nhiều công đoạn, khâu chế biến. Với cách làm bánh chưng chi tiết và cách ràng bánh chưng trong bài viết này, chắc chắn những người chưa gói bánh chưng bao giờ cũng làm ra được những chiếc bánh chưng chuẩn ngon - chuẩn đẹp luôn đó!

1. Nguyên liệu: (Cho 10 cái bánh)

2. Cách làm:

Bước 1: Gạo nếp, đậu xanh không vỏ vo sạch, cho vào thau đổ ngập nước, ngâm khoảng 6 giờ hoặc qua đêm. Sau đó, vớt gạo nếp, đậu xanh không vỏ ra rổ, để riêng. Thêm 4,5 muỗng canh muối, 1,5 muỗng canh bột ngọt trộn đều với gạo nếp. Tương tự trộn đều 1,5 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt với đậu xanh không vỏ.

Bước 2: Lá dong rửa sạch, dây lạt ngâm nước cho mềm, dẻo. Dùng dao cắt bỏ sơ phần xương lá dong, để riêng.

Bước 3: Thịt heo rửa sạch, cắt miếng to vừa ăn, ướp với 1 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh tiêu cho ngấm, để khoảng 30 phút.

>> Xem thêm: Cách chọn nguyên liệu ngon để gói bánh chưng ngày Tết

Bước 4: Gấp lá dong làm đôi, cắt bớt 2 đầu lá sao cho đoạn từ đường gấp đến hai đầu lá dài 16,5cm (nghĩa là khi mở nếp gấp sẽ được tấm lá dài 33cm). Chia lá thành 2 loại, lá to dùng để gói bên ngoài, lá nhỏ hơn để lót bên trong.

Bước 5: Lá dong sau khi cắt, gấp lại rồi cho vào khuôn. Bạn xem hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng vuông bằng lá dong trong bài bên dưới nhé!

>> Xem thêm: Cách gói bánh chưng bằng lá dong

Bước 6: Cho 200gr gạo nếp vào khuôn gói bánh, dàn đều. Tiếp theo, cho 100gr đậu xanh. Xếp thịt heo lên trên (phần mỡ ở giữa, thịt đùi ở 2 bên). Cho tiếp 100gr đậu xanh còn lại vào, chú ý không để đậu tràn ra hai bên. Cho 250 gạo nếp lên trên cùng, dàn phẳng rồi ép nhẹ cho chặt bánh. 

Bước 7: Lót 1 miếng lá dong lên bề mặt nếp. Nhẹ nhàng dùng tay gấp 2 bên lá dong lại như hình. Dùng dây lạt gói bánh lại cho cố định.

Bước 8: Xếp phần cuống, lá dong còn dư vào đáy nồi. Cho bánh vào, đổ ngập nước, đậy kín nắp, nấu bánh khoảng 10 giờ là bánh chín.

Lưu ý: Khi nấu bánh, phải thường xuyên lưu ý thêm nước, sao cho nước luôn ngập qua mặt bánh. 

Bước 9: Bánh chín, lấy ra, rửa sạch bánh với nước lạnh. Xếp bánh vào nơi khô ráo, đặt miếng ván gỗ lên bánh, phía trên để các vật nặng. Cách này giúp bỏ phần nước thừa trong bánh, giúp bánh dẻo chắc, không bị nhão.

>> Xem thêm: Mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên cho ngày Tết

Cùng chiêm ngưỡng những cái bánh chưng màu xanh đẹp mắt, mềm, beo béo, đậm đà ngon không cưỡng lại. Chắc hẳn đây sẽ là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè trong dịp Tết này đấy!

Xem thêm: Video hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng bằng khuôn

Lại một mùa xuân nữa đã về, nhà nhà, người người đang tấp nập chuẩn bị từ việc sắm sửa bánh kẹo, dọn dẹp nhà cửa, gói bánh... Cooky xin chúc cho tất cả mọi người có một cái Tết an lành, hạnh phúc và tiền vào như nước nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Nhung

Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng lá dong

Bánh chưng là một món không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt, thể hiện lòng thành kính dân lên các bậc tổ tiên cầu mong mọi sự an lành trong năm mới đến. Bánh chưng muốn gói cho đẹp mắt thì bạn phải có khuôn, lá đẹp và dây lạt buộc trông bắt mắt.

Để gói bánh chưng thường phải cần:

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế lá

- Chọn lá dong loại lớn, rửa sạch, lau khô và để ráo. Tướt bỏ sống dày của lá (từ ngay điểm cần tướt hướng ra ngoài cuống lá). Tác dụng để làm mỏng đi bớt phần sống dày lõm chõm giúp bánh khi gói được sát và đẹp hơn. Nên nhớ đừng tướt quá nhiều mà thành ra chẻ đôi lá ra nhé!

- Kẻ 2 đường song song với nhau lên trên mặt thớt. Khoảng cách giữa 2 đường bằng khoảng cách giữa 2 cạnh mặt trong của khuôn. 

- Gấp đôi lá lại sao cho đường viền chính giữa thẳng hàng. Dùng tay vuốt tạo nếp cho lá. Sau đó đặt lá đã gấp lên trên thớt và cắt ngắn lại theo khuôn. Giữ lại phần lá ngọn cắt dư, không bỏ đi nhé.

Mẹo cắt lá theo khuôn: Khi cắt nhớ không nên cắt bằng y khuôn mà nên để nhỏ hơn khoảng 0.3-0.5 cm. Tác dụng để khi xếp nhiều lớp lá vào khuôn thì sẽ vừa khít.

Bước 2: Gấp lá ngoài và lá trong

- Gấp lá trong

Gắp đôi lá lại, mặt bóng úp vào trong. Gấp miếng lá vào trong thành hình tam giác rồi dùng tay vuốt tạo nếp. Sau đó mở lá rộng ra, tay trái cố định đầu lá bên trái, bàn tay phải đặt lên miếng lá giữ cố định lên mặt phẳng. Dùng ngón tay cái của tay phải ấn ngược lại đường gấp tam giác vào trong, đồng thời di chuyển tay trái là cho lá đứng dậy thành 2 mặt phẳng vuông góc. Vuốt các đường gấp lại lần nữa tạo cạnh gấp chắc chắn.

Gấp lá ngoài

Cách gấp tương tự như lá trong, nhưng gấp thêm 2 miếng lá vào nhỏ vào phía bên trong và vuốt tạo nếp như bên hình.

Bước 3: Xếp lá đã gấp vào khuôn

- Đặt 2 lá ngoài: Đặt lá ngoài vào vào 2 góc đối diện của khuôn bánh. Hạ miếng lá nhỏ dưới đáy lá gấp vào trong xuống để chúng có thể đan xen và cố định vào nhau.

Đặt 2 lá trong: Sau đó đặt chồng lên 2 miếng lá trong vào 2 góc đối diện khác của khuôn.

- Chèn lá ngọn: Ở phần tiếp giáp của 2 lá ngoài còn hở, bạn nên đặt vào 1 miếng lá (lá ngọn đã cắt)  theo hình chữ "V" để làm kín lại các góc còn hở.

Bước 4: Gói bánh

Trước khi gói đặt cọng dây lạt dưới khuôn sao cho vuông góc với người ngồi gói.

Cho nếp và nhân thịt, đậu vào đầy bánh trên cùng đặt 1 miếng lá hình vuông.

>> Xem thêm: Cách chọn nguyên liệu ngon để gói bánh chưng trong ngày Tết

Dùng bàn tay trái lật úp 1 bên lá xuống mặt nếp, tương tự với bàn tay phải. Dùng bàn tay ấn cho nếp dẹt đều ra 4 góc bánh.

Vuốt cho thẳng và tạo viền tam giác ở 2 đầu đối diện. Gấp 2 đầu tam giác vào sát đối đỉnh nhau là được.

Rút khuôn khỏi bánh. Dùng dây lạt, xoắn, buộc cố định tạm thời.

 

Bước 5: Buộc dây

- Dùng 2 cọng dây buộc song song và cách đều với nhau. Nhưng phải vuông góc với cọng dây cố định ban đầu.

Lưu ý: Hai dây tiếp theo cột tương tự, nhưng phải chú ý luồn dây xuống hai dây trước. Luồn dây xen kẽ để tạo hình như các mối đan.

Sau cùng nên dấu các mối dây buộc cẩn thận và dùng kéo cắt ngắn bớt cho gọn và đẹp nhé!

Bạn xem chi tiết cách gói bánh chưng trong video này nhé!

 

Cứ mỗi cặp bánh bạn hướng các mối dây buộc vào nhau rồi dùng lạt buộc lại hình chữ thập nhé!

Giờ thì chỉ cần cho bánh vào nồi và luộc chín thôi nào!

>> Xem thêm: Mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên cho ngày Tết

Việc gói bánh cũng là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi quây quầng lại bên nhau, trò chuyện và kẻ cho nhau nghe về 1 năm đã trôi qua. Những ký ức ấy mong rằng sẽ được tiếp nối mãi mãi!

Với cách hướng dẫn gói bánh trên mong rằng đến những bạn mới tập tành gói cũng trở thành thợ nghiệp dư luôn nhé! Chúc bạn thành công và năm mới gặt hái được nhiều may mắn!

Có thể bạn quan tâm:

Minh Phát

Cách chọn nguyên liệu ngon để gói bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền

Lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ... là những nguyên liệu thiết yếu để gói bánh chưng xanh mà nhà nào cũng có trong dịp Tết. Vậy, cần lưu ý những gì khi chọn nguyên liệu đây?

Chắc hẳn ai cũng biết, ngày Tết có ý nghĩa như thế nào với người Việt. Trong những ngày này, dù bạn có chuẩn bị nhiều món ăn như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu được vài chiếc bánh chưng xanh cúng giao thừa và gia tiên. Hãy xem, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết bao gồm những thứ gì và cách chọn ra sao nhé!

Lá dong, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Để gói bánh chưng xanh đẹp nên chọn lá dong - loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non). Khổ lá dong rộng vừa phải, mỗi bánh chưng chọn 4 chiếc lá. Trước khi gói bánh chưng, cần ngâm lá dong vào một chiếc chậu to chừng 30 - 45 phút. Sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá dong cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Dùng khăn khô, sạch lau lá dong cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá dong cho lá mềm, dễ gói rồi mới bắt đầu gói bánh chưng nhé.

nguyên liệu làm bánh chưng

Lạt, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Cách làm bánh chưng vuông vắn, chắc chắn khi luộc thì lạt cũng là thứ không thể thiếu. Chọn lạt gói bánh chưng: loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2 - 4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

cách chọn nguyên liệu làm bánh chưng

Gạo nếp, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Gạo nếp ngon là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên cốt bánh chưng. Khi chọn gạo nếp làm bánh chưng thì bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy, ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

>> Xem thêm: Cách làm Bánh chưng hải sản

Đậu xanh, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Cách làm nhân bánh chưng ngon: Chọn loại đậu xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Xay vỡ đậu xanh, ngâm trong nước chừng 1 - 2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 gạo : 2 đậu. Loại đậu này bạn có thể mua tại các chợ quê thì chất lượng sẽ tốt hơn.

nguyên liệu làm bánh chưng

Thịt ba chỉ, nguyên liệu gói bánh chưng ngày Tết

Nhân thịt làm bánh chưng: Chọn mua loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch, thái thành các miếng dài chừng 5 - 7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.

nguyên liệu làm bánh chưng

Hy vọng với những cách chọn nguyên liệu làm bánh chưng trên đây, bạn sẽ có những chiếc bánh thật ngon. Chúc các bạn có một cái Tết hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười bên gia đình, người thân.

Có thể bạn quan tâm:

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối cho ngày Tết rộn ràng

Bánh Chưng Xanh - món ngon truyền thống trong dịp tết cổ truyền của người Việt. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối có khác gì với bánh chưng xanh gói lá dong hay không? cách làm chi tiết như thế nào? Tất cả đều có trong bài tiết tổng hợp hữu ích sau nhé.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Nguyên liệu gói bánh chưng bằng lá chuối

Cách thực hiện gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 1

Cách làm bánh chưng xanh: Cắt nhỏ lá dứa, cho lá dứa vào máy xay sinh tố xay cùng với 1 lít nước. Lọc lấy nước cốt lá dứa, trộn với nước thường và một chút muối để ngâm gạo nếp. Ngâm gạo trong vòng 8 tiếng. Với thủ thuật ngâm gạo nếp với lá dứa, gạo sẽ rất thơm và xanh đấy.

Lưu ý: Gạo nếp bạn chọn loại gạo nếp cái hoa vàng với những hạt nếp to, tròn sẽ giúp món bánh chưng của bạn dẻo và thơm hơn.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 2

Đậu xanh không vỏ đãi sạch, ngâm trong nước khoảng 8 giờ. Thịt ba chỉ cắt thành những miếng to, dài, hơi dày một chút. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối cho ngấm đều gia vị.

Lưu ý: Không nên ướp thịt với nước mắm như vậy bánh sẽ nhanh hư hơn và thời gian dùng sẽ ngắn lại.

>> Xem thêm: Cách làm Thịt kho tàu

Bước 3

Rửa sạch lá chuối, dùng khăn lau sạch, để ráo. Chú ý không để rách lá chuối.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 4

Cách gói bánh chưng lá chuối: Trải miếng lá chuối như hình ra mâm hoặc khay. Gấp đôi lá chuối theo chiều dọc để gói bánh chưng. Cho cạnh gấp vào cạnh của khuôn và mở lá ra, ôm sát hai cạnh khuôn bên cạnh và trải thẳng dưới phần đáy khuôn.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 5

Cách làm bánh chưng lá chuối: Cho cạnh gấp vào cạnh khuôn. Gấp lá chuối ở phần đáy khuôn lại tạo thành một hình tam giác. Làm tương tự với góc đối diện, lúc này khi bẻ lá nhớ bẻ sao cho hai mép lá thật khít nhau như vậy thì bánh chưng sau khi gói bằng lá chuối mới có những đường xếp đẹp.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

>> Xem thêm: Cách bảo quản bánh tét, bánh chưng dùng lâu ngày Tết

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 6

Đổ 1 lớp gạo nếp lên gần bằng nửa chiều cao của khuôn, đổ 1 chén đậu xanh vào giữa bánh, trải cho đậu xanh đều ra. Cho nhân thịt vào, lại đổ thêm 1 lớp đậu nữa sao cho trải đều và phủ kín phần nhân. Cuối cùng, đổ tiếp gạo nếp vào điền đầy bánh, thêm một tấm lá chuối phủ lên mặt bánh rồi gập lá chuối lại và cột dây lại là xong.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bước 7

Cách nấu bánh chưng xanh: Xếp bánh chưng ngay ngắn vào trong nồi, đổ nước ngập bánh. Nhóm lửa lên đun khoảng 8 – 10 tiếng là được. Chú ý khi bánh chưng sôi thì nước sẽ cạn nên các bạn phải đun thêm 1 nồi nước sôi dùng để châm nước (Trong cách gói bánh chưng bằng lá chuối tuyệt đối không được để nồi cạn nước, mực nước luôn luôn ngập bánh, không được châm bằng nước lạnh). Nếu châm thêm nước bằng nước lạnh bánh sẽ bị trương lên, gạo không chín.

Lưu ý: Để luộc bánh chưng xanh hơn, bạn lấy lá chuối cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay sơ qua, đổ vào nồi nước. Nếu không các bạn lót một ít lá chuối vụn ở dưới đáy nồi cũng được, với cách này bánh sẽ rất xanh.

>> Xem thêm: Cách làm Dưa món

Bước 8

Sau khoảng 10 tiếng thì bánh chưng chín, tắt bếp. Không nên vớt bánh chưng xanh ra ngay mà để khoảng 2 giờ cho nước ấm ấm rồi vớt ra. Rửa sạch cặn bẩn bám bên ngoài. Để bánh chắc hơn, khi luộc xong dùng vật nặng để ép cho ra hết nước trong bánh. Ép chừng vài giờ đồng hồ là được.

cách gói bánh chưng bằng lá chuối

Bánh chưng xanh có phần nếp bánh mềm dẻo, nhân mỡ và đậu xanh vừa thơm vừa đậm đà, cực hấp dẫn. Thêm một cách gói bánh chưng bằng lá chuối đơn giản, tiết kiệm cho ngày Tết rồi đấy.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn gói bánh chưng vuông vắn không cần khuôn đón Tết Đinh Dậu

Bánh chưng bánh tét từ xưa đến nay là món ăn truyền thống vào ngày Tết. Để gói bánh chưng, bánh tét đòi hỏi người làm phải thực sự khéo léo, sử dụng đôi tay của mình để làm nên những cái bánh chưng vuông vắn, những cái bánh tét tròn trịa không phải điều đơn giản.

Vậy không có khuôn thì các mẹ có gói được bánh chưng không nào? Năm nay thử trổ tài gói bánh chưng không cần khuôn đón tết Đinh Dậu nhé!

Nguyên liệu cho món bánh chưng không cần khuôn

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

1. Chuẩn bị nhân đậu xanh, thịt, lá, gạo

Bước 1:

- Đậu xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 muỗng canh muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.

- Đậu chín bở, dùng muỗng tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Bước 2:

- Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).

- Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

Bước 3:

Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4:

Cắt thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.

2. Gói bánh chưng không cần khuôn

Bước 1:

Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2:

Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3:

Lấy một nửa nắm đậu xanh nhấn nhẹ để phần đậu xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đậu xanh sau đó, úp nửa phần đạu xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt.

Nặn nhân sao cho phần đậu xanh bao kín gần hết miếng thịt.

Đặt nhân lên trên phần gạo.

Bước 4:

Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Bước 5:

Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6:

Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.

Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

3. Luộc bánh chưng không cần khuôn

Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.

Thành phẩm bánh gói bánh chưng không cần khuôn

Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lạnh rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.

Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi.

Chúc các bạn thành công khi gói bánh chưng không cần khuôn theo cách này nhé!

Xu Xu

(St)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác