Blog

Vòng quanh châu Á khám phá nét độc đáo trong phong tục ăn mừng Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)

bởi Oanh Nguyen Hoang
Mon, 03 Jun 2019 17:39:00 GMT

Vì chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hán học nên không chỉ Việt Nam mà một số nước châu Á vẫn gìn giữ truyền thống mừng tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) vào hằng năm. Hãy cùng Cooky.vn khám phá nét độc đáo ăn mừng ngày lễ này của từng đất nước nhé!

Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ, trái cây để cúng bái trong dịp Tết Đoan Ngọ ( nước ta còn gọi Tết diệt sâu bọ). Từ lâu, ngày này không chỉ là cột mốc cho nửa năm đã đi qua mà đã trở thành phong tục truyền thống ở Việt Nam cùng một số nước Châu Á. Mời mọi người theo chân Cooky.vn dạo một vòng và khám phá cách ăn mừng Tết Đoan Ngọ ở một số nước lân cận nhé!

1. Trung Quốc

Nơi đây được biết đến như quốc gia khởi nguồn văn hóa Tết Đoan Ngọ và có nhiều truyền thuyết khác nhau xoay quanh ngày này. Nhưng phổ biến rộng rãi nhất là để tưởng niệm vị đại thần trung nghĩa có công với đất nước tên Khuất Nguyên, ông mất vào mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Trung Quốc có diện tích địa lý lớn lại đa dân tộc nên các địa phương có phong tục ăn Tết Đoan Ngọ cũng không giống nhau. Dù vậy tất cả đều có chung đặc điểm là gói bánh chưng cùng lá ngải cứu, không vuông đầy như bánh của nước ta, bánh chưng của Trung Quốc hình chóp nằm gọn trong lòng bàn tay, có nhiều loại nhân: táo đỏ, thịt, nhân lạc,…


Nếu người miền Bắc Trung Quốc chuộng ăn loại bánh nhân ngọt như táo đỏ hay long nhãn thì ở miền Nam lại có thói quen thêm vị thịt, trứng muối vào nhân bánh.

Bên cạnh đó, nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa tổ chức hoạt động đua thuyền rồng vào ngày này, trẻ con được đeo túi thơm còn người lớn có tục uống rượu hùng hoàng cũng như vẩy nước hùng hoàng vào gầm giường, góc tường nhằm xua đuổi tà ma, điều xấu, côn trùng độc hại.


Loại rượu được lên men từ lúa mạch và hùng hoàng, một loại khoáng vật dùng để đuổi côn trùng, sâu bọ, rắn rết.

2. Hàn Quốc.

Tết Đoan Ngọ tại đất nước Hàn Quốc được gọi là Dano, nằm trong bộ ba ngày lễ truyền thống lớn nhất năm cùng Tết Nguyên Đán (Seol), Tết Trung Thu (Chuseok). Từ xa xưa, người Hàn quan niệm con số 5 là biểu tượng cho sức mạnh và sự cường tráng. Vì vậy, họ cho rằng ngày 5/5 mang theo sự khỏe mạnh cùng một mùa vụ bội thu cho dân làng và dịp này mọi người thường vui chơi, thư giãn để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới.

Một phần không thể thiếu trong Tết Dano chính là các trò chơi dân gian, phụ nữ thường thích chơi đu quay với sự nhẹ nhàng, khéo léo. Trong khi đó, nam giới Hàn thích khẳng định sức mạnh với trò đấu vật (Ssireum).


Phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc Hanbok vào ngày Tết này và tham gia tục gội đầu bằng thảo mộc diên vỹ với mong muốn mái tóc óng ả, suôn mượt.

Tại xứ sở kim chi, SuritteokYaktteok là hai loại bánh truyền thống được dùng ăn mừng ngày Tết Đoan Ngọ với nguyên liệu chính từ gạo. Với bánh Suritteok người ta đem gạo không dính nấu chín cùng lá ngải cứu cho ra những chiếc bánh dẻo màu xanh, hình bánh xe xinh xắn. Trong khi đó, Yatteok đa dạng hơn với công thức gạo nấu với các loại hạt khác nhau và hình dáng tùy sở thích của người làm.


Bánh Yaktteok là một đặc sản của vùng phía Nam tỉnh Jeolla (Hàn Quốc).

3. Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tết Đoan Ngọ lúc đầu được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 tính theo âm lịch của Trung Quốc. Nhưng sau khi đất nước này chuyển đổi sang lịch Gregorian (Tây lịch) thì trở thành ngày 5 tháng 5 dương lịch cũng là ngày lễ dành cho các bé trai có tên gọi “Kodomo no hi”, một trong những ngày đại lễ của đất nước mặt trời mọc.

Và nếu có dịp đến Nhật vào thời điểm đầu tháng 5, bạn sẽ bị thu hút bởi rợp trời đầy màu sắc của cờ cá chép (Koinobori) tung bay trong gió, bởi người Nhật mong muốn những bé trai sẽ khỏe mạnh và thành đạt trong cuộc sống như hình ảnh “ cá chép vượt vũ môn” hóa rồng.


Bên trong nhà, bố mẹ còn trưng bày búp bê “Hintaro” mặc yếm đỏ, đầu đội mũ giáp Samurai, cưỡi cá Koi để cầu chúc cho con trẻ lòng can đảm, sức mạnh như những dũng sĩ. 

Để ăn mừng ngày đặc biệt này, người dân Nhật Bản làm bánh gạo nếp với nhân đậu đỏ bọc trong lá sồi (Kashiwa mochi) và bánh gạo nếp bọc lá tre (Chimaki). 

Cả cây sồi cây tre đều là hai loại cây tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và một cuộc sống thành công.

4. Việt Nam

Là một trong những nước châu Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hán học, từ lâu Tết Đoan Ngọ đã trở thành một ngày Tết truyền thống của người Việt với những phong tục đẹp, cần lưu giữ. Và theo triết lý y học Đông phương, mùng 5 tháng 5 là thời điểm giao mùa nên các loài vật sinh sôi, phát triển mạnh nhất nên ở nước ta ngày này còn là Tết diệt sâu bọ.

Nếu như tết Đoan Ngọ ở các nước khác nhộn nhịp cùng hoạt động vui chơi thì ở nước ta lại là dịp người ta ăn tết ở nhà cùng gia đình và chuẩn bị cho việc cúng bái tổ tiên. Trong ngày này, người Việt thường tìm mua nhành xương rồng treo trước cửa nhà để xua đuổi tà ma, điềm xấu.


Theo tục lệ, buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy nên ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người và có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa

Bánh tro (hay bánh gio, bánh nẳng, bánh ú tro,..) là món ăn không thể vắng mặt và được bày bán nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ. Không giống bánh chưng của Trung Hoa, loại bánh này được làm từ bột nếp ngâm và lọc qua nước tro (đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm) rồi được gói thành hình chóp trong lá chuối hoặc lá dong.


Bánh tro được lòng nhiều người với màu sắc thanh trong, hương thơm đặc trưng từ cây nhà lá vườn, vị mát tan ngay trong miệng. Thường ăn với đường hoặc mật.

Gợi ý những món ăn ngon khó bỏ qua trong Tết Đoan Ngọ

1. Bánh ú bá trạng


Xem và lưu công thức Bánh ú bá trạng

2. Bánh tro chấm mật


Xem và lưu công thức
Bánh tro chấm mật

3. Cơm rượu nếp


Xem và lưu công thức Cơm rượu nếp

3. Chè trôi nước ngũ sắc


Xem và lưu công thức Bánh trôi nước ngũ sắc

5. Mì vịt tiềm


Xem và lưu công thức Mì vịt tiềm

6. Vải ngâm đường


Xem và lưu công thức
Vải ngâm đường


Xem thêm bộ sưu tập Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp để ăn mừng thời khắc giao mùa nửa năm mà còn là thời gian cả gia đình được quây quần, cùng chia sẻ những câu chuyện, thưởng thức những món ăn truyền thống. Như nhắc nhở về phong tục, nét đẹp văn hóa của cha ông truyền lại nên được gìn giữ, tiếp nối .Mong rằng qua bài viết này sẽ làm mọi người hiểu hơn về cách ăn mừng cũng như giá trị tinh thần của ngày Tết Đoan Ngọ với mỗi đất nước. 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ Ngoài trái cây thì bánh ú tro, cơm rượu và chè trôi nước là những món không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Hướng dẫn làm bánh tro đậm đà quê hương Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước khoảng 5-6 giờ hoặc qua đêm. Sau đó, cho gạo nếp ra rổ, để ráo, thêm muối vào, xóc đều. Công dụng bất ngờ của cơm rượu nếp Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm (nếp than), nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác