Blog

Cách nấu 10 món lẩu ngon hấp dẫn thích hợp để gia đình sum họp ngày Tết Dương Lịch

bởi Di Chần
Thu, 31 Dec 2020 09:41:00 GMT

Tết đến xuân về là thời gian để gia đình quây quần bên nhau và tất nhiên là không thể thiếu được các món lẩu ngày Tết thơm lừng, nóng hổi phải không nào. Cooky đã tổng hợp 10 nồi lẩu nghi ngút khói để chị em không cần phải đau đầu nghĩ "nấu lẩu gì ngon" nữa đây. Nấu lẩu cho 10 người ăn cũng chẳng hề làm khó được chị em nữa.

Tết đến xuân về là thời gian thích hợp để gia đình quay quần, cùng nhau nấu những món ăn ngon để đón một năm mới an yên, khỏe mạnh. Và chắc chắn lẩu sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn nhất đấy. Với một nồi lẩu to, khói bóc nghi ngút, tất cả mọi người cùng tụ họp vừa húp xì xụp vừa trò chuyện rôm rả tạo nên không khí tết ấm cúng. Không chỉ vậy, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể thưởng thức món ăn một cách ngon lành. Chúng ta hãy thử ngay cách nấu 10 món lẩu ngon ngày Tết nóng hổi cho cả nhà nhé.

1. Mì lẩu Thái

Hương vị chua chua, cay cay của lẩu Thái luôn khiến những ai từng thử qua món này đều không thể nào cưỡng lại được. Đặc biệt, lẩu càng ngon hơn khi ăn cùng mì. Cho một vắt mì, chan một ít nước lẩu cùng tôm, thịt, rau rồi ăn cực ngon luôn. Những ngày Tết mà có ngay một nồi mì lẩu Thái để ăn cùng gia đình hoặc bạn bè thì còn gì bằng.

Nguyên liệu nấu Mì lẩu Thái:

Cách nấu Mì lẩu Thái:

- Bước 1: Nấu sôi hành tím thái lát, củ riềng thái lát, sả cắt khúc, ớt, lá chanh vò dập cùng nước. Khi nước sôi nêm nước me, nước mắm, đường, khuấy đều. Thêm sa tế, ương ớt, gia vị của mì gói.
- Bước 2: Đun đến khi nồi nước sôi lại thì thêm mực và tôm tươi vào. Nấu 2 phút cho hải sản vừa chín tới thì để mì gói vào.
- Bước 3: Khi mì chín mềm, múc ra tô cùng với các loại hải sản, chan nước lẩu, rắc thêm một ít tỏi phi vàng và chanh là đã có thể thưởng thức rồi. 

Trong các món lẩu ngày Tết thì Mì lẩu Thái là món ngon nhất đó

2. Lẩu bao tử hầm tiêu xanh

Bao tử heo dai dai, giòn giòn nấu cùng những trái tiêu xanh thơm lừng, cay cay, the the cực kì kích thích vị giác. Khi nấu bao tử không hề có mùi hôi và ăn vui miệng nữa. Món này đã cực kì quen thuộc với tất cả chúng ta rồi đúng không nào. Nếu bạn bè đến nhà chơi ngày Tết mà có được lẩu bao tử hầm tiêu xanh để thưởng thức chắc chắn sẽ vui lắm đấy.

Nguyên liệu nấu Lẩu bao tử hầm tiêu xanh:

- Làm sạch bao tử

- Phần gia vị ướp bao tử

- Phần nước lẩu

- Phần ăn kèm

Cách nấu Lẩu bao tử nấu tiêu xanh:

- Bước 1: Rửa bao tử bằng muối và chanh cho sạch cả mặt ngoài lẫn trong, cắt bỏ bớt phần mỡ thừa. Sau đó, rửa bao tử dưới vòi nước sạch. Cuối cùng dùng phèn chua chà sát bao tử và rửa lại một lần nữa là được.

làm sạch bao tử heo

- Bước 2: Nấu nước cùng gừng thái lát và rượu trắng cho sôi, cho bao tử vào trụng sơ, vớt ra cắt thành miếng vừa ăn. Giã nát gừng, tiêu xanh, đường, hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu và cho tất cả vào ướp cùng bao tử trong 15 phút để ngấm gia vị.

- Bước 3: Khìa bao từ trong chảo với dầu ăn đến khi cạn bớt nước và bao tử có màu vàng đẹp. Tiếp đó, củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Tiêu xanh rửa sạch. Chuẩn bị phần nước dùng xương heo: xương đuôi heo trụng sơ rồi vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu với nước cùng muối. Khi nồi nước sôi thì hớt bọt, hạ nhỏ lửa hầm 1 tiếng để lấy nước dùng. Sau đó, đổ phần bao tử vừa khìa vào nồi cùng củ sen và tiêu xanh. Hầm 40 đến 45 phút, đến khi bao tử mềm và còn độ giòn sựt.

- Bước 4: Cho nấm mèo đã ngâm cắt miếng vào nồi nước hầm, nêm đường, muối cùng nước mắm. Tiếp tục nấu 5 phút nữa rồi nhắc xuống là đã xong rồi. Lẩu bao tử hầm tiêu xanh ăn cùng với bún hay mì, rau mồng tơi, rau xà lách xoong hoặc cải bẹ xanh đều ngon.

Lẩu bao tử hầm tiêu xanh

3. Lẩu gà tiềm ớt hiểm

Đây chắc hẳn là món lẩu luôn nhận được sự yêu thích của tất cả mọi người. Thịt gà mềm mềm được tiềm cùng ớt hiểm xanh xanh, cùng nấm hương thơm lừng, cực dậy mùi. Món này ăn kèm cùng mì và các loại cải thì hết xẩy luôn nha. Tết này làm ngay gà tiểm ớt hiểm để đãi mọi người trong gia đình mình nào.

Nguyên liệu nấu Lẩu gà tiềm ớt hiểm:

Cách nấu Lẩu gà tiềm ớt hiểm:

- Bước 1: Hành tím và gừng bóc vỏ, chia làm hai phần. Một phần giã nhuyễn để ướp gà, một phần để nấu nước dùng. Phần nấu nước dùng cần cắt lát. Rau mồng tơi và tần ô rửa sạch. Táo khô và hạt sen rửa sạch, ngâm trong nước ấm 20 phút.
- Bước 2: Giã nhuyễn hành tím, gừng, ớt và nêm vào tiêu, hạt nêm, đường, muối, nước tương, trộn đều. Sau đó cho gà vào thoa đều sốt khắp các phần thịt. Độn hạt sen và táo khô vào bụng gà, ướp trong 20 phút.
- Bước 3: Cho vào gừng cắt lát, củ hành tím, táo khô, kỷ tử và ớt hiểm vào nồi nước sôi nấu đến khi nước sôi lại thì cho gà vào. Ninh trong 60 phút.
- Bước 4: Mì luộc chín, vớt ra để ráo. Khi nào ăn bạn nấu cho nước lẩu sôi lên thả rau và mì vào rồi thưởng thức.

Lẩu gì ngon thì chắc chắn là Lẩu gà tiềm ớt hiểm

4. Lẩu cá đuối lá giang

Bạn đã ngán với những món lẩu chỉ toàn thịt là thịt thì hãy thử nấu ngay lẩu cá đuối lá giang này. Vị và thịt cá ngọt thanh, ăn vào cảm giác man mát trong người, nấu cùng lá giang chua chua, giòn giòn nhưng không hề làm giảm độ ngon của món ăn đâu nhé, nó còn tăng khẩu vị hơn đó. Những buổi tụ họp cùng nhiều người như gia đình nè, bạn bè nè có thể làm ngay lẩu cá đuối lá giang để ăn.

Nguyên liệu nấu Lẩu cá đuối lá giang:

Cách nấu Lẩu cá đuối lá giang:

- Bước 1: Cá đuối rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. Ướp cá với tỏi băm, hành tím băm, ớt đập dập, nước mắm và bột ngọt trong 15 phút.
- Bước 2: Cà chua cắt miếng. Ngò gai và ngò om cắt nhỏ. Lá giang cho vào tô dùng tay bóp dập cho ra nước.  Măng chua rửa sạch, vắt ráo, cắt thành khúc nhỏ.
- Bước 3: Tỏi băm và hành tím băm phi thơm cùng dầu ăn, cho cá đã ướp vào xào săn và để ra dĩa riêng.
- Bước 4: Phi thơm tiếp phần hành tím và tỏi băm còn lại. Thêm nước lọc, cà chua và hạt nêm gia vị lẩu thái, cho vào măng chua và lá giang. Khi nước lẩu sôi, tiếp tục thả cá vào, nấu thêm 5 đến 10 phút thì tắt bếp, rắc ngò om và ngò gai lên trên.
Lẩu cá đuối thường ăn cùng với bún tươi rất ngon.

Lẩu cá đuối lá giang nổi tiếng trong các món lẩu ngày Tết

5. Lẩu cá thác lác khổ qua

Nếu lẩu cá đuối lá giang khá mới mẻ với nhiều người thì lẩu cá thác lác khổ qua lại luôn là món nằm trong danh sách các món lẩu không thể thiếu trong những lúc họp mặt bạn bè hay gia đình hay những ngày lễ lớn. Vì vậy, Tết này bạn vào bếp và nấu ngay nồi lẩu cá thác lác để đãi bạn bè mình nè.

Nguyên liệu nấu Lẩu cá thác lác khổ qua:

Cách nấu Lẩu cá thác lác khổ qua:

- Bước 1: Hành tím bóc vỏ, đập dập. Xương heo rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng với hành tím để lấy nước dùng.
- Bước 2: Thì là rửa sạch, băm nhỏ. Cá thác lác ướp hạt nêm, thì là băm, tiêu. Đem cá thác lác quết cá thật dẻo rồi vo thành viên tròn. Khổ qua bỏ ruột, bào mỏng. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát. Hành lá, ngò rí cắt khúc. Nấm rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 3: Đun sôi nước dùng, cho cá thác lác vo viên vào nấu chín. Sau đó, cho cà rốt vào nêm hạt nêm, tiêu, nước mắm, bột ngọt vào nồi.
- Bước 4: Xếp khổ qua, hành lá, ngò rí và các loại nấm ra dĩa. Đặt nồi nước dùng lên bếp, khi ăn cho các loại rau nấm vào. Khi rau chín là có thể dùng được. Ăn kèm với bún, chấm nước mắm và ớt cắt lát.

Có thể bạn quan tâm: Lẩu cá thác lác khổ qua

6. Lẩu cá diêu hồng

Không chỉ có lẩu cá thác lác, lẩu cá diêu hồng cũng nằm trong sự lựa chọn của nhiều thực khách đấy. Không chỉ vì nó dễ ăn, hương vị thơm ngon mà còn bởi sự thanh mát mà món ăn mang lại. Với cách nấu lẩu cá diêu hồng mới lạ vừa ăn lẩu vừa có thể cuốn bánh tráng này thì những ngày hội tụ cùng bạn bè và gia đình càng tuyệt vời hơn .

Nguyên liệu nấu Lẩu cá diêu hồng:

Cách nấu Lẩu cá diêu hồng:

- Bước 1: Cá rửa sạch, lau khô cắt miếng. Một nửa đem xếp trên dĩa, một nửa luộc chín.
- Bước 2: Làm gỏi cá: ngò om cắt nhỏ, hành tím cắt mỏng, hành phi để sẵn. Pha nước mắm, đường, nước cốt chanh, tiêu trong chén. Sau đó xếp cá đã luộc chín vào đĩa ngò om và rưới hỗn hợp lên trên mặt.
- Bước 3: Nấu nước lẩu: Cho vào nồi nước lọc, nước ép thơm, giấm, nước mắm, đường, hạt nêm, sả cắt khúc đập dập, hành tím, gừng cắt lát, vài lá chanh và nấu.
- Bước 4: Làm mắm nêm: phi tỏi cho vào chén có nước mắm, đường, thơm băm, nước chanh, tỏi băm, ớt băm, rồi cho nước mắm nêm vào hòa chung. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Dọn tất cả lên bàn, khi ăn nấu lẩu cho sôi nhúng cá vào và thưởng thức.

Ăn lẩu gì ngon? Ăn lẩu cá diêu hồng đi

7. Lẩu cua chả cá

Lẩu cua chả cá hấp dẫn từ nước dùng cho đến thịt cua và chả cá. Với nước dùng được nấu từ xương gà tạo nên độ ngọt đậm đà, thêm vào một chút sả tạo mùi thơm, tiếp đó là chả cá mềm mềm và cua ngọt thịt vào càng hấp dẫn hơn. Ai đã thưởng thức qua lẩu cua cá thác lác bạn nấu chắc chắn không bao giờ quên luôn đó.

Nguyên liệu nấu Lẩu cua chả cá:

Cách nấu Lẩu cua chả cá:

- Bước 1: Xương gà, xương heo rửa sạch, chặt khúc, Sả đập dập, cắt khúc. Nấm hương cắt làm đôi. Cải thìa rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Nếu mua chả cá thác đã đã chiên thì cắt đôi. Còn nếu mua sống thì quết cho dai rồi đem chiên vàng. Cua biển, chà sạch vỏ, tách mai và thân rời nhau, để ráo.
- Bước 3: Đun sôi nước, cho xương gà, xương heo, sả vào, nấu sôi khoảng 10 phút. Lọc lấy nước và bỏ phần xương. Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, đổ nước dùng đã nấu vào.
- Bước 4: Tiếp theo, cho chả cá thác lác, muối, hạt nêm, nước mắm, sa tế, màu dầu điều, nấm hương vào, nấu sôi ở mức lửa nhỏ. Cuối cùng, cho cua biển vào, nấu khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
Lẩu cua chả cá ăn kèm cùng bún và cải thìa.

Lẩu cua chả cá

8. Lẩu ếch nấu măng

Ếch là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khi ăn rất ngon miệng bởi độ ngọt, săn chắc của thịt. Nước lẩu chua cay mặn ngọt rất vừa miệng, thịt ếch được xào săn đậm đà, ăn kèm cùng từng miếng măng vàng giòn hấp dẫn. Lẩu ếch vừa ngon lại dễ ăn nhất là dịp khi nhà có khách, Tết đến. Chi phí để nấu lẩu ếch cũng không quá tốn kém đâu nha.

Nguyên liệu nấu Lẩu ếch nấu măng:

Cách nấu Lẩu ếch nấu măng:

- Bước 1: Tỏi bóc vỏ đập dập. Sả cắt khúc, đập dập. Thịt ếch làm sạch, ướp với bột nghệ, hạt nêm và tỏi đập dập, trộn đều để khoảng 1 phút cho thịt ếch ngấm gia vị. Nấm hương rửa sạch, ngâm nở. Măng cắt miếng vừa ăn, cho vào nồi nước luộc sơ, đổ ra rổ, vắt ráo nước.
- Bước 2: Hành lá, ngò gai, lá lốt, tía tô rửa sạch, thái rối. Rau muống nhặt lấy phần non, rửa sạch để ráo nước rồi bày lên đĩa. Xương ống sơ chế sạch, trần sơ qua nước sôi rồi rửa sạch lại. Choxương ống vào nồi ninh ở lửa nhỏ với nước khoảng 1 tiếng.
- Bước 3: Tàu hũ ky cắt miếng vừa ăn, chiên vàng. Xào thịt ếch đến khi thấy thịt gần vàng là được. Tiếp tục cho măng đã luộc vào xào cùng với ếch, nêm hạt nêm, đường, đảo đều. Cho hành lá, ngò gai, lá lốt, tía tô vào xào cùng rồi cho ra dĩa.
- Bước 4: Cho tỏi và sả đập dập vào nồi với dầu ăn, xào thơm. Cho hết phần măng còn lại vào xào và nêm hạt nêm, đảo đều tay. Phần nước dùng ninh xương cho vào nồi măng sả, đun sôi. Thêm nước cốt chanh, đường và muối khuấy đều. Cho nước lẩu ra nồi, đặt lên bếp từ hoặc bếp cồn, thả nấm hương và vài tàu hũ ky vào nồi.
Lẩu ăn kèm cùng bún và các loại rau tùy thích.

Có thể bạn quan tâm: Lẩu ếch nấu măng

9. Lẩu đuôi bò

Lẩu đuôi bò rất hấp dẫn người ăn bởi nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là phần đuôi bò. Vốn không chứa nhiều thịt, đuôi bò chỉ gồm sụn, gân và da, khi nấu thành lẩu ăn sẽ không bị ngán. Bên cạnh đó, với cách nấu có sự khác lạ ở chỗ dùng củ sen và củ môn để nấu cùng nên nước lẩu vừa bùi vừa béo và có vị ngọt thanh. Ngoài ra, lẩu đuôi bò còn khá tốt cho sức khỏe nữa. Dịp Tết cả gia đình cùng gặp nhau và thưởng thức món lẩu đuôi bò đầy dinh dưỡng này thì năm mới càng thêm khỏe mạnh đó.

Nguyên liệu nấu Lẩu đuôi bò:

Cách nấu Lẩu đuôi bò:

- Bước 1: Đuôi bò thui qua lửa than cho trụi hết lông, cạo sạch phần khét, rửa bằng nước muối rồi trụng sơ, xả lại nước lạnh thật sạch. Chặt thành miếng vừa ăn, cho vào nồi đổ nước xăm xắp, thêm vài lát gừng đập giập, đậu nấp và nấu sôi. Nước sôi vớt đuôi bò ra, để ráo.
- Bước 2: Sả rửa sạch, lấy 2 cây băm nhỏ, phần còn lại cắt khúc, đập dập. Cho sa tế, ớt bột với chỗ tỏi băm, hành tím băm và sả băm vào nồi, nêm muối, đường, bột ngọt, tiêu vào, trộn đều. Sau đó cho đuôi bò vào ướp khoảng 1 đến 2 giờ để thấm gia vị.
- Bước 3: Gân bò rửa sạch. Nấu nước sôi, thả gừng đập dập vào, trụng gân trong 5 phút, vớt ra. Cho vào nồi áp suất cùng nước, hầm khoảng 20 phút, gân mềm lấy ra để riêng. Khoai môn, củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 4: Trút đuôi bò đã ướp vào nồi áp suất, thêm sả cắt khúc và nước vào, hầm khoảng 15 phút. Phi thơm sả băm, tỏi băm, hành tím băm, cho đuôi và gân đã hầm vào. - Bước 5: Cho dầu điều vào nồi lẩu rồi nấu sôi. Nêm muối, đường, bột ngọt. Cho tiếp khoai môn, củ sen vào nấu mềm thì tắt bếp.
Lẩu có thể ăn kèm với bún và các loại rau cải như cải bẹ xanh, cải ngọt.

Nấu lẩu gì ngon? Chắc chắn là Lẩu đuôi bò rồi

10. Lẩu bò sa tế

Món lẩu cuối cùng trong danh sách 10 món lẩu hấp dẫn cho ngày Tết chính là lẩu bò sa tế. Món ăn hấp dẫn với thịt bò mềm ngon, không dai, nước lẩu cay nồng vị sa tế giúp kích thích vị giác của mỗi người khi ăn, kèm theo đó là hương thơm của sả và vị chua nhè nhẹ của giấm giúp món lẩu ngon hơn. Bạn thử vào bếp và làm đãi mọi người trong ngày Tết sắp đến nào, đảm bảo ai cũng phải trầm trồ đấy.

Nguyên liệu nấu Lẩu bò sa tế:

Cách nấu Lẩu bò sa tế:

- Bước 1: Thịt bò cắt lát mỏng, bày ra dĩa. Bò nạm cắt miếng vừa ăn, ướp với hành tím băm, tỏi băm, tiêu, hạt nêm, bột bò kho, sa tế tôm, để thấm gia vị.
- Bước 2: Cà chua cắt nhỏ. Sả cây đập dập. Ớt sừng cắt khúc. Xếp các loại rau ăn kèm và ớt sừng ra dĩa.
- Bước 3: Phi thơm hành tỏi băm, cho thịt bò nạm vào xào chín, cho cà chua vào, nêm muối và đường, đảo đều.
- Bước 4: Cho nước dùng vào nêm hạt nêm, đường, sa tế tôm và giấm gạo. Nấu lửa nhỏ đến khi bò mềm, thêm sả cây đập dập, vài khúc ớt sừng vào và nước mắm vào, khuấy đều. Bày lẩu ra với mì, rau, đậu phộng và bò tái. Khi ăn, nhúng bò tái, ăn cùng mì trứng, rau các loại và rắc đậu phộng rang lên trên, chấm tương ớt, nước tương và sa tế.

Có thể bạn quan tâm: Lẩu bò sa tế

Chúc các bạn thành công với những món lẩu thơm ngon dành cho ngày Tết này nha!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Gợi ý 5 món lẩu siêu hấp dẫn cho Tết dương lịch Các món lẩu tết thì không thể nào thiếu được trong buổi tiệc đầu năm rồi đúng không nào. Mình đã tổng hợp lại các món lẩu tết ngon lành cho các bạn rồi đây. Những lưu ý khi sử dụng nồi lẩu điện mới mua Khi mới mua về, nồi lẩu sẽ còn ám mùi sơn mới và bụi bặm. Bạn lấy nồi ra khỏi hộp carton, tháo nồi con ra, dùng nước rửa chén rửa sạch bằng khăn mềm. Set menu lẩu nướng tại nhà cho 4 người Những miếng sườn đậm đà, mềm mềm, thêm chút thơm của tiêu khiến ai cũng siêu lòng. Công đoạn ướp sườn cũng rất quan trọng đấy.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác